Tiếng chổi “mẹ Quý”

  • Cập nhật: Thứ năm, 4/2/2021 | 9:56:34 AM

QLMT - Hơn 10 năm nay, người dân sinh sống tại ngõ 35 Nguyễn An Ninh (phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) đều biết và kính phục “mẹ” Đinh Thị Quý, người hàng ngày cần mẫn quét rác và làm sạch cả một cụm dân cư rộng lớn.

Người dân trong khu phố Nguyễn An Ninh gọi bà Đinh Thị Quý bằng cái tên rất thân thương "mẹ Quý”, bởi ở cái tuổi gần đất xa trời, người phụ nữ ấy vẫn cần mẫn làm công việc dọn dẹp vệ sinh giúp đường phố xanh, sạch, đẹp. Hơn 10 năm qua, chỉ với một chiếc chổi chít, một cái kẻng sắt, "mẹ Quý" cứ đi dọc cả tuyến phố gọi mọi người đổ rác đúng giờ, hàng ngày quét rác làm sạch ngõ phố để đường sá sạch sẽ. Công việc của mẹ Quý thầm lặng như công việc của những người lao công đô thị.

tieng-choi-me-quy-1

Được biết, mấy chục năm qua, từ ngày đô thị phát triển, tại đây có hàng chục nghìn hộ dân từ khắp nơi chuyển đến sinh sống, lập nghiệp, kèm theo đó là lượng rác thải khổng lồ. Mặc dù, công nhân vệ sinh môi trường thường xuyên quét dọn nhưng một số người dân ý thức còn kém, không vứt rác đúng nơi quy định khiến con ngõ nhỏ vốn đã nhỏ lại thêm chật chội, mất vệ sinh.

Rồi còn người dân các tuyến phố Nguyễn Đức Cảnh, Phố Vọng, Trương Định và cả dân phường Tương Mai này với hàng chục cơ quan, trường học, bệnh viện, mỗi ngày có hàng chục tấn rác, nước thải sinh hoạt, túi ni lông và cả ngàn lượng rác thải sinh hoạt, y tế thải ra môi trường mỗi ngày... Còn những ngõ ngách nhỏ không có ai nhắc nhở đổ rác đúng giờ, nhiều người dân lại vứt bừa bãi.

Có những ngày bà Quý vừa trông cháu vừa bán nước, nếu nhìn thấy có ai không đổ rác đúng nơi quy định hoặc không ra đổ rác đúng giờ là bà đi tới đi lui, cầm kẻng thúc giục, nhắc nhở... Hình ảnh "mẹ Qúy" với dáng người nhỏ nhắn đi khắp tuyến phố bất kể ngày nắng hay lúc mưa gió nhắc nhở từng người, từng nhà đã khắc đậm vào tâm trí mọi người sống trong con phố nhỏ. Người dân nơi đây yêu mến và cảm phục với hành động nhỏ đầy ý nghĩa của "mẹ Quý".

"Mẹ Quý" kể thông thường kẻng vẫn được lắp sau xe chở rác của công nhân môi trường, thế nhưng không hiểu sao cứ vài ba ngày cái kẻng rác ấy lại hỏng, hoặc tiếng kẻng quá nhỏ không đủ đánh động những hộ dân nằm sâu trong ngóc ngách khu phố. Do đó, tình trạng bà con mang rác ra đầu ngõ vứt cứ tái đi tái lại nhiều lần, gây mất vệ sinh môi trường, mất mỹ quan khu phố.

"Thế nên tôi vẫn phải là đi nhắc nhở từng nhà” – mẹ Quý chia sẻ. Với thực trạng như vậy, bà con Nhân dân phường Tương Mai rất mong muốn ngành môi trường đô thị Hà Nội nên xây dựng tại đây một nơi chứa rác thải an toàn. Chỉ có cách đó mới giải quyết dứt điểm vấn đề ô nhiễm môi trường trên địa bàn.

Mẹ Quý không biết hô khẩu hiệu, không hề treo băng rôn, mỗi ngày ngồi trước cửa nhà đơn sơ, mắt đau đáu nhìn ra đường và khi xe chở ra chuẩn bị đến lại lao cả thân già ra làm người quét rác tự nguyện bảo vệ môi trường đô thị.


Theo Vũ Minh Phúc/ Kinh Tế Đô Thị

Tags mẹ Quý Hà Nội Đinh Thị Quý bảo vệ môi trường đô thị.

Các tin khác

Nhà máy có quy trình xử lý rác thải khép kín, với năng lực xử lý mỗi ngày trên 20 tấn rác, thu về khoảng 6 tấn phân hữu cơ và 200 lít xăng dầu.

Những tấm gương sáng trong ngành giáo dục và khoa học luôn là nguồn cảm hứng không ngừng cho thế hệ trẻ. Trong số những nhà giáo và nhà khoa học ưu tú của lĩnh vực xây dựng, không thể không nhắc đến Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Văn Liên - một người thầy tận tụy, một nhà khoa học lỗi lạc và một nhà lãnh đạo mẫu mực.

Ba công trình của PGS.TS Trần Mạnh Trí được công bố trên các tạp chí khoa học thuộc top 5% hàng đầu thế giới trong các ngành kỹ thuật môi trường, độc học và sức khỏe, góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do sự phát tán của các hóa chất tổng hợp.

Ông Trần Văn Hân, đoàn viên Công đoàn Công ty TNHH Một Thành Viên Môi Trường Đô Thị Hồng Lĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) đã sáng tạo nhiều ý tưởng để các xe điện lấy rác hoạt động tốt hơn, giúp công nhân môi trường đỡ vất vả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục