Quan trắc chất lượng không khí tích hợp giám sát an ninh đô thị

  • Cập nhật: Thứ sáu, 4/2/2022 | 10:26:19 PM

QLMT - Các nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu triển khai Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh đã chế tạo thiết bị IoT Gateway với giải pháp bảo mật, ứng dụng trong quan trắc chất lượng không khí và cả giám sát an ninh đô thị.


Lắp đặt các trạm quan trắc không khí tại Khu CNC TPHCM Ảnh: NNC

Hệ thống gồm thiết bị IoT Gateway, IoT node quan trắc môi trường không khí, cùng bộ phần cứng mã hóa bảo mật đường truyền, phần mềm trên máy chủ đám mây, phần mềm ứng dụng quan trắc chất lượng không khí, phục vụ lưu trữ, xử lý dữ liệu thu thập từ các thiết bị IoT. 

Thiết bị IoT Gateway hỗ trợ các ứng dụng chạy thời gian thực, hỗ trợ các giao thức để điều khiển, truy xuất từ xa, cho phép ứng dụng chạy trên Gateway giao tiếp được trực tiếp với máy chủ đám mây (Cloud Server). Thiết bị IoT Node quan trắc môi trường không khí sử dụng nhiều loại cảm biến (sensor) để quan trắc nhiều loại chỉ tiêu khác nhau như SO2, NO2, PM 2.5, PM10, nhiệt độ, độ ẩm.

Các thiết bị được vận hành tự động bằng phần mềm chạy trên nền tảng máy chủ đám mây, được xây dựng nhằm cập nhật dữ liệu tự động về hình ảnh, chỉ số quan trắc chất lượng không khí, có tính năng thông báo tình trạng ô nhiễm và đánh giá môi trường khu vực được lắp đặt. Phần mềm có các mô-đun quản lý thiết bị kết nối mạng từ các Gateway như quản lý bảo mật, người dùng, định tuyến và kết nối, đăng ký thiết bị mới... Kết quả quan trắc được cung cấp bằng phần mềm ứng dụng quan trắc chất lượng không khí (chạy trên iOS và Android). 

Các thiết bị đã được lắp đặt thử nghiệm tại một số địa điểm trong khu vực Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, chân cầu Phú Hữu và vòng xoay Liên Phường (thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh để đo kiểm, đánh giá thực nghiệm hoạt động theo điều kiện môi trường, thời gian khác nhau và cho kết quả tốt.

Bắc Lãm

Tags Quan trắc không khí giám sát an ninh đô thị

Các tin khác

Tại Việt Nam, SUS Thượng Hải mong muốn góp phần xử lý các vấn đề nhức nhối liên quan đến rác thải hiện nay và chung tay cùng tạo nên một môi trường sống xanh – sạch – đẹp.

Graphene có thể tạo ra các vật liệu mới, giúp ngành xây dựng tăng hiệu suất và giảm tác động ra môi trường. Tuy nhiên, thị trường của chúng tại Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn đầu.

Viện Tài nguyên và Môi trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã hợp tác với Công ty TNHH Công nghệ Vietdream nghiên cứu phát triển công nghệ CDI ứng dụng trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam, từ đó cho ra đời các thế hệ lõi lọc với nhiều ưu điểm nổi trội.

Những đổi mới về công nghệ tiến bộ sẽ mang lại nhiều hứng thú hơn trong việc tái chế rác thải, đặc biệt là trong bối cảnh mối lo ngại ngày càng tăng xung quanh việc chất thải ảnh hưởng đến môi trường sống của chúng ta.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục