QLMT - Theo Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), nồng độ khí nhà kính trong khí quyển đã tăng lên mức cao mới vào năm 2022.
Ảnh minh hoạ
Mới đây, hãng tin Al Jazeera dẫn thông tin Liên hợp quốc cho biết, nồng độ khí nhà kính trong khí quyển đạt mức cao kỷ lục, nhấn mạnh thế giới vẫn đang "đi sai hướng" và phải tiếp tục cắt giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Theo Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), nồng độ khí nhà kính trong khí quyển đã tăng lên mức cao mới vào năm 2022 khi biến đổi khí hậu thúc đẩy thời tiết khắc nghiệt trên toàn cầu, và xu hướng này "chưa có dấu hiệu kết thúc".
WMO cũng nhấn mạnh, nồng độ CO2 (carbon dioxide) toàn cầu cao hơn 50% so với mức trung bình tiền công nghiệp, là mốc kỷ lục mới đáng lo ngại. Các loại khí khác, chẳng hạn như metan và oxit nitơ, cũng đạt mức cao mới.
Trong tháng này, hội nghị thượng đỉnh khí hậu thường niên của Liên hợp quốc sẽ được tổ chức tại Dubai, với mục tiêu tiếp tục thúc đẩy loại bỏ dần việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch trước năm 2050. Hội nghị năm nay diễn ra trong bối cảnh các quốc gia chiếm tỷ trọng lớn trong phát thải carbon, tới nay vẫn chưa đạt được mức cắt giảm cần thiết.
Khoảng 80% lượng khí thải nhà kính đến từ G20. Tuy nhiên, nhóm các nền kinh tế lớn trên thế giới này vẫn đang bất đồng về các mục tiêu cắt giảm khí thải.
NGỌC MINH (T/h)
Tags
khí nhà kính
khí quyển
nồng độ CO2
Dữ liệu mô phỏng khí hậu cho thấy khoảng 70% dân số thế giới – tương đương 5,6 tỷ người – sẽ thường xuyên hứng chịu các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như bão, lũ lụt và hạn hán.
Trong các khu vực đô thị đông đúc, hệ thống thoát nước không đủ hoặc kém hiệu quả có thể gây ra lũ quét, ngập lụt và thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản cũng như tính mạng con người.
Lũ lụt luôn gây ra thiệt hại cho nhà cửa và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Có rất nhiều việc phải làm để khôi phục lại cuộc sống thường nhật.
Hiệu ứng nhà kính mà điển hình là hiện tượng nước biển ấm lên đang là nguyên nhân trực tiếp khiến biến đổi khí hậu, sinh ra nhiều hơn những cơn siêu bão như bão số 3 (bão Yagi) vừa qua.