QLMT - Sự gia tăng đáng kể của sóng đại dương trên khắp hành tinh, tác động xuống đáy biển và tạo ra những cơn địa chấn lan rộng đang gây rung chuyển Trái Đất theo đúng nghĩa đen.
Biến đổi khí hậu làm gia tăng sóng đại dương gây rung chuyển Trái Đất. Ảnh minh hoạ. ITN
Trái đất, được gọi là "Hành tinh Xanh", có lẽ là nơi yên bình nhất trong vũ trụ, ít nhất là theo góc nhìn của con người. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy. Trái đất đang phải đối mặt với những biến đổi nguy hiểm, và một trong những tác nhân chủ yếu đằng sau những rung chấn này là biến đổi khí hậu.
Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Communication đã đưa ra cảnh báo về sự gia tăng đáng kể của sóng đại dương trên khắp hành tinh, tác động xuống đáy biển và tạo ra những cơn địa chấn lan rộng.
Theo nhóm nghiên cứu, năng lượng sóng biển trung bình trên toàn cầu đã tăng với tốc độ trung bình 0,27% mỗi năm kể từ cuối thế kỷ 20. Tuy nhiên, kể từ năm 2000, tốc độ tăng này đã tăng lên mức 0,35% mỗi năm.
Để đạt được kết luận này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng mạng lưới địa chấn toàn cầu để theo dõi và nghiên cứu động đất trong suốt nhiều thập kỷ thông qua hình ảnh từ bên trong hành tinh. Các thiết bị nhạy bén này không chỉ ghi lại động đất tự nhiên mà còn ghi nhận tín hiệu từ các nguồn như phun trào núi lửa, vụ nổ hạt nhân và hoạt động của con người.
Tín hiệu địa chấn phổ biến nhất trên toàn cầu là tiếng đập không ngừng của sóng biển do các cơn bão gây ra, được gọi là vi địa chấn toàn cầu. Cơn bão Ciaran, với hậu quả tàn khốc tại châu Âu, là một ví dụ rõ ràng về tác động của các cơn bão mạnh tới môi trường và đất đai.
Hình ảnh đáng sợ của siêu bão Haiyan (năm 2013) do Đài khí tượng Nhật Bản chụp từ vệ tinh. Ảnh: Bacroft Media
Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng sóng biển tại Bắc Đại Tây Dương đã tăng cường với tỷ lệ cao nhất trong những thập kỷ gần đây. Điều này khớp với nghiên cứu mới đây cho thấy cường độ của các cơn bão và nguy cơ nước biển dâng đang gia tăng trong khu vực này.
Những cơn địa chấn trực tiếp hoặc gián tiếp chịu ảnh hưởng từ tăng lượng khí thải nhà kính gây ra bởi con người trong những năm qua. Hiệu ứng này dự kiến sẽ tiếp tục tạo ra những đợt sóng mạnh và cơn bão nguy hiểm hơn trong tương lai, đe dọa môi trường và sự an toàn của toàn bộ hành tinh.
Kết quả của nghiên cứu trên cho thấy sự cần thiết của việc giảm thiểu biến đổi khí hậu và đầu tư vào cơ sở hạ tầng bên bờ biển cũng như chiến lược bảo vệ môi trường bền vững. Trái đất, môi trường sống của hàng tỷ người cần chúng ta hành động ngay bây giờ để bảo vệ nó khỏi sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
ĐAN VY
Tags
sóng đại dương
biến đổi khí hậu
Trái Đất
sóng biển
bão biển
địa chấn
Dữ liệu mô phỏng khí hậu cho thấy khoảng 70% dân số thế giới – tương đương 5,6 tỷ người – sẽ thường xuyên hứng chịu các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như bão, lũ lụt và hạn hán.
Trong các khu vực đô thị đông đúc, hệ thống thoát nước không đủ hoặc kém hiệu quả có thể gây ra lũ quét, ngập lụt và thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản cũng như tính mạng con người.
Lũ lụt luôn gây ra thiệt hại cho nhà cửa và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Có rất nhiều việc phải làm để khôi phục lại cuộc sống thường nhật.
Hiệu ứng nhà kính mà điển hình là hiện tượng nước biển ấm lên đang là nguyên nhân trực tiếp khiến biến đổi khí hậu, sinh ra nhiều hơn những cơn siêu bão như bão số 3 (bão Yagi) vừa qua.