Mực nước sông Amazon thấp nhất trong hơn 100 năm qua do hạn hán tại Brazil

  • Cập nhật: Thứ tư, 18/10/2023 | 11:57:12 AM

QLMT - Mực nước trên sông Amazon huyết mạch của rừng nhiệt đới Brazil đã giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong hơn một thế kỷ qua do tình hình hạn hán chưa từng có.

Cuộc khủng hoảng môi trường này đang làm gián đoạn cuộc sống của hàng trăm nghìn người và gây thiệt hại đáng kể cho hệ sinh thái rừng rậm Amazon.

Các nhánh sông đang cạn kiệt nhanh chóng, khiến thuyền bè bị mắc cạn và cắt đứt nguồn cung cấp lương thực, nước uống cho những ngôi làng ở vùng sâu xa xôi. Nhiệt độ nước tăng cao cũng có liên quan đến cái chết của hơn 100 con cá heo sông đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Tại cảng Manaus - nơi hai dòng sông Rio Negro và Amazon giao nhau, nước sông được ghi nhận ở mức 13,59 m, thấp hơn đáng kể so với mức 17,60 m ghi nhận cách đây 1 năm. Đây cũng là mức thấp nhất kể từ khi số liệu này bắt đầu được thống kê vào năm 1902, vượt qua mức thấp nhất mọi thời đại ghi nhận trong năm 2010. Manaus là thủ phủ và thành phố đông dân nhất thuộc bang Amazonas của Brazil.

Theo Trung tâm Cảnh báo thiên tai của Chính phủ Brazil (Cemaden), một số khu vực ở Amazon thời gian qua cũng ghi nhận lượng mưa trong giai đoạn tháng 7 - 9 thấp nhất kể từ năm 1980.


Mực nước sông Amazon xuống mức thấp kỷ lục trong hơn một thế kỷ qua. Nguồn: Reuters

Bộ Khoa học Brazil cho rằng đợt hạn hán này, do sự khởi đầu của hiện tượng khí hậu El Niño trong năm nay, đang gây ra các hình thái thời tiết khắc nghiệt trên toàn cầu. Bộ này dự đoán, hạn hán sẽ kéo dài ít nhất cho đến tháng 12, khi ảnh hưởng của El Niño dự kiến sẽ lên đến đỉnh điểm.

Theo Cơ quan phòng vệ dân sự bang Amazonas, nơi thành phố Manaus tọa lạc, tính đến ngày 16/10, hạn hán tại đây đã ảnh hưởng đến 481.000 người.

Cuối tuần trước, thành viên thuộc tổ chức phi chính phủ Fundacao Amazonia Sustentavel (FAS) của Brazil đã tới khu vực khô hạn gần Manaus để hỗ trợ thực phẩm và nhiều mặt hàng cho các ngôi làng bị ảnh hưởng. Người đứng đầu một cộng đồng ở Santa Helena do Ingles, phía Tây thành phố Manaus, ông Nelson Mendonca cho biết một số khu vực canoe có thể tiếp cận nhưng rất nhiều tàu lại không thể chở hàng dọc theo sông. Do đó, đa số hàng hóa phải chở bằng máy kéo, thậm chí vác tay.

Nhân viên thuộc tổ chức phi chính phủ Brazil Fundacao Amazonia Sustentavel (FAS) đã phân phát thực phẩm và vật tư cho các ngôi làng dễ bị tổn thương trên khắp khu vực khô cằn gần thành phốManaus. Hạn hán đã gây khó khăn cho khả năng tiếp cận thực phẩm, nước uống và thuốc men của họ, những thứ thường được vận chuyển qua đường sông.

Nelson Mendonca, một lãnh đạo cộng đồng ở Santa Helena do Ingles, tuyên bố, mặc dù một số khu vực vẫn có thể tiếp cận được bằng ca nô nhưng nhiều tàu thuyền đã không thể vận chuyển hàng hóa dọc sông. Kết quả là hầu hết hàng hóa được vận chuyển bằng máy kéo hoặc đi bộ. "Điều đó không tốt cho chúng tôi vì chúng tôi gần như bị cô lập", anh Mendonca .

Luciana Valentin, một cư dân khác của Santa Helena do Ingles, bày tỏ lo ngại về độ sạch của nguồn cung cấp nước địa phương sau khi mực nước giảm do hạn hán. Cô nói: "Con cái chúng tôi bị tiêu chảy, nôn mửa và thường xuyên bị sốt vì uống nước".

Theo chính phủ Brazil, 60 trong số 62 thành phố ở bang miền bắc Amazonas đã ban bố tình trạng khẩn cấp vì hạn hán và cháy rừng, với nhiều chuyên gia lo ngại tình hình sẽ còn tiếp tục xấu đi.Tình trạng này nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về các biện pháp toàn diện nhằm giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng môi trường này.

HẢI ĐĂNG (T/h)

Tags sông Amazon mực nước hạn hán

Các tin khác

Dữ liệu mô phỏng khí hậu cho thấy khoảng 70% dân số thế giới – tương đương 5,6 tỷ người – sẽ thường xuyên hứng chịu các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như bão, lũ lụt và hạn hán.

Trong các khu vực đô thị đông đúc, hệ thống thoát nước không đủ hoặc kém hiệu quả có thể gây ra lũ quét, ngập lụt và thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản cũng như tính mạng con người.

Lũ lụt luôn gây ra thiệt hại cho nhà cửa và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Có rất nhiều việc phải làm để khôi phục lại cuộc sống thường nhật.

Hiệu ứng nhà kính mà điển hình là hiện tượng nước biển ấm lên đang là nguyên nhân trực tiếp khiến biến đổi khí hậu, sinh ra nhiều hơn những cơn siêu bão như bão số 3 (bão Yagi) vừa qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục