QLMT - Hoạt động chăn nuôi quy mô lớn được coi là một trong những nguồn phát thải carbon lớn cũng như “thủ phạm” chính gây ra tình trạng phá rừng và mất đa dạng sinh học.
Việc con người giảm tiêu thụ protein từ động vật chuyển sang các loại protein thay thế sẽ góp phần kiềm chế ngành chăn nuôi mở rộng, từ đó hạn chế được lượng phát thải từ ngành này.
Ảnh minh hoạ. ITN
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học về khí hậu cho biết, ngành chăn nuôi phải chịu trách nhiệm về 18% trong tổng lượng phát thải khí nhà kính của toàn cầu, cao hơn cả ngành giao thông vận tải. Lượng phát thải CO2 từ chăn nuôi chiếm 9% toàn cầu, chủ yếu là do hoạt động chuyển đổi mục đích sử dụng đất - đặc biệt là phá rừng để mở rộng các khu chăn nuôi và các vùng trồng cây thức ăn gia súc.
Ngành chăn nuôi thải ra 37% lượng khí metan CH4 (một loại khí có khả năng gây hiệu ứng nhà kính cao gấp 23 lần CO2), 65% lượng khí NOx (có khả năng gây hiệu ứng nhà kính cao gấp 296 lần CO2) và tạo ra 2/3 tổng lượng phát thải khí amoniac, nguyên nhân chính gây mưa axit phá hủy các hệ sinh thái.
Trong một báo cáo công bố mới đây, Công ty Asia Research Engagement (ARE) có trụ sở ở Singapore khẳng định, sản xuất chăn nuôi để lại "dấu chân carbon” lớn hơn so với các loại cây lương thực do sử dụng nhiều tài nguyên hơn.
Vì vậy ARE khuyến nghị, để ngăn chặn hiện tượng nóng lên toàn cầu, từ nay đến năm 2030, các quốc gia Đông Nam Á cần giảm sản lượng thực phẩm protein động vật và chuyển sang các loại protein thay thế.
LÂM HÀ
Tags
chăn nuôi
biến đổi khí hậu
phát thải carbon
Dữ liệu mô phỏng khí hậu cho thấy khoảng 70% dân số thế giới – tương đương 5,6 tỷ người – sẽ thường xuyên hứng chịu các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như bão, lũ lụt và hạn hán.
Trong các khu vực đô thị đông đúc, hệ thống thoát nước không đủ hoặc kém hiệu quả có thể gây ra lũ quét, ngập lụt và thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản cũng như tính mạng con người.
Lũ lụt luôn gây ra thiệt hại cho nhà cửa và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Có rất nhiều việc phải làm để khôi phục lại cuộc sống thường nhật.
Hiệu ứng nhà kính mà điển hình là hiện tượng nước biển ấm lên đang là nguyên nhân trực tiếp khiến biến đổi khí hậu, sinh ra nhiều hơn những cơn siêu bão như bão số 3 (bão Yagi) vừa qua.