QLMT - Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo Chuyển đổi xanh ngành Công nghiệp - EU CBAM và lộ trình trung hòa carbon của Việt Nam vừa qua.
Một báo cáo tại Hội thảo cho biết: Năm 2022, lượng phát thải toàn cầu vào khoảng 58 tỷ tấn CO2, lượng CO2 thải ra càng lớn, trái đất dự kiến sẽ nóng lên 3,2 độ C trong thế kỷ này, tác động xấu đến mọi lĩnh vực trong đời sống.
Ảnh minh hoạ. ITN
Theo nghiên cứu, ngành sản xuất công nghiệp phải chịu trách nhiệm một phần lớn lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu và đang chịu áp lực nặng nề trong việc giảm tác động tiêu cực đến môi trường: thải ra 6,3 tỷ tấn CO2, chiếm 12,7% lượng khí thải toàn cầu.
Một trong những vấn đề mới và được quan tâm nhất hiện nay đối với hàng hóa xuất khẩu vào EU là Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) sẽ được Liên minh Châu Âu (EU) thí điểm áp dụng giai đoạn chuyển tiếp từ ngày 1/10/2023 và thực hiện đầy đủ từ năm 2026.
Tiến sỹ Hà Huy Tuấn - Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, đồng thời là Trưởng khoa Kinh tế Trường Đại học Chu Văn An cho biết: "EU CBAM sắp được thực hiện vào đầu tháng 10 tới đây, tuy nhiên hiện nay nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất chưa nắm rõ và hiểu hết được cơ chế điều chỉnh carbon xuyên biên giới do khái niệm này vẫn còn khá mới ở thị trường Việt Nam. Nếu không hiểu rõ nội dung của EU CBAM có thể dẫn tới những rủi ro như vượt quá lượng phát thải carbon cho phép dẫn đến bị trả phí cao hơn. Do đó, nâng cao nhận thức về CBAM cũng như nắm rõ được cơ hội và thách thức của nó là việc cần được thực hiện và thúc đẩy”.
Trong bối cảnh đó, ngành công nghiệp của Việt Nam cần nhận thức và đẩy mạnh chuyển đổi xanh để tránh được các rủi ro về thuế phí, chuẩn bị và tận dụng cơ hội của CBAM.
ĐAN VY
Tags
công nghiệp
chuyển đổi xanh
trung hòa carbon
CBAM
Dữ liệu mô phỏng khí hậu cho thấy khoảng 70% dân số thế giới – tương đương 5,6 tỷ người – sẽ thường xuyên hứng chịu các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như bão, lũ lụt và hạn hán.
Trong các khu vực đô thị đông đúc, hệ thống thoát nước không đủ hoặc kém hiệu quả có thể gây ra lũ quét, ngập lụt và thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản cũng như tính mạng con người.
Lũ lụt luôn gây ra thiệt hại cho nhà cửa và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Có rất nhiều việc phải làm để khôi phục lại cuộc sống thường nhật.
Hiệu ứng nhà kính mà điển hình là hiện tượng nước biển ấm lên đang là nguyên nhân trực tiếp khiến biến đổi khí hậu, sinh ra nhiều hơn những cơn siêu bão như bão số 3 (bão Yagi) vừa qua.