QLMT - Dòng nước nhỏ màu đỏ thẫm được gọi là Thác Máu ở Nam Cực thực chất được tạo ra bởi các vi khuẩn cổ đại.
Thác Máu bí ẩn thuộc Sông băng Taylor - con sông được đặt theo tên của nhà khoa học người Anh Thomas Griffith Taylor, người đầu tiên phát hiện ra Thác Máu trong chuyến thám hiểm khoảng đầu những năm 1910. Để tìm ra điều gì đã gây ra màu sắc kỳ lạ của Thác Máu, các chuyên gia đã mất hơn một thế kỷ.
Nước muối chứa sắt bị ôxi hóa, khi tiếp xúc với oxy trong khí quyển sẽ chuyển thành màu đỏ.
Ban đầu các nhà khoa học nghĩ rằng nguyên nhân gây ra màu đỏ sẫm trong dòng nước trên là do tảo đỏ sinh sôi, nhưng đến năm 2003, các nhà nghiên cứu lại khẳng định màu đỏ là do hồ nước muối cách đây 5 triệu năm chứa sắt bị ôxi hóa.
Gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã lấy mẫu thu thập từ sông băng Taylor. Sử dụng một loạt các thiết bị phân tích, các nhà nghiên cứu mới đây đã phát hiện những hạt cầu nano siêu nhỏ được tạo bởi các vi khuẩn cổ đại và có kích thước bằng một phần trăm tế bào hồng cầu của con người. Chúng có rất nhiều ở vùng nước tan chảy của sông băng Taylor.
Kết quả một nghiên cứu khoa học của trường Đại học Alaska Fairbanks và Cao đẳng Colorado đã chứng minh được dưới thung lũng băng đó không chỉ tồn tại một hồ nước mà là cả một hệ thống nguồn nước muối chảy được 1 triệu năm. Nước muối này chứa chất sắt khi tiếp xúc với oxy trong khí quyển sẽ chuyển thành màu đỏ.
Cùng với sắt, các hạt cầu nano cũng chứa silicon, canxi, nhôm và natri. Chính thành phần độc đáo này là một phần nguyên nhân khiến nước mặn ở dưới băng có màu đỏ khi nó lần đầu tiên ra khỏi mặt sông băng và tiếp xúc một thế giới giàu oxy, có ánh sáng mặt trời tạo hơi ấm sau một thời gian dài.
Sông băng Taylor ở Nam Cực có một cộng đồng vi sinh vật cổ đại nằm sâu hàng trăm mét dưới lớp băng. Chính cộng đồng này đã tiến hóa một cách biệt lập trong nhiều thiên niên kỷ, hoặc thậm chí có thể là trong hàng triệu năm.
Lý do vì sao dòng nước này không bị đóng băng là do những khu vực bị đóng băng đồng thời tao ra sự tỏa nhiệt khiến những vùng băng xung quanh tan chảy. Cùng với đó, nhiệt độ đóng băng thấp của nước muối đã khiến dòng chảy dưới lòng hồ không bị đóng băng.
ĐAN VY
Tags
Thác Máu
Nam Cực
vi khuẩn cổ đại
Dữ liệu mô phỏng khí hậu cho thấy khoảng 70% dân số thế giới – tương đương 5,6 tỷ người – sẽ thường xuyên hứng chịu các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như bão, lũ lụt và hạn hán.
Trong các khu vực đô thị đông đúc, hệ thống thoát nước không đủ hoặc kém hiệu quả có thể gây ra lũ quét, ngập lụt và thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản cũng như tính mạng con người.
Lũ lụt luôn gây ra thiệt hại cho nhà cửa và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Có rất nhiều việc phải làm để khôi phục lại cuộc sống thường nhật.
Hiệu ứng nhà kính mà điển hình là hiện tượng nước biển ấm lên đang là nguyên nhân trực tiếp khiến biến đổi khí hậu, sinh ra nhiều hơn những cơn siêu bão như bão số 3 (bão Yagi) vừa qua.