QLMT - Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới về "Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải công nghiệp nguy hại: Các phương án và hành động" năm 2018, trong 660 bãi chôn lấp ở Việt Nam, chỉ có 30% bãi chôn lấp hợp lệ.
Báo cáo cho biết, 660 bãi chôn lấp ở Việt Nam tiếp nhận 20.200 tấn rác thải hàng ngày. Trong số 660 địa điểm xử lý chất thải này trên cả nước, chỉ có 30% được phân loại là bãi chôn lấp hợp lệ (bãi chôn lấp hợp vệ sinh đòi hỏi phải có lớp che phủ rác hàng ngày, điều thường khó gặp ở Việt Nam). Các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cũng có các bãi chôn lấp lớn với diện tích tương ứng 85 ha và 130 ha.
Các bãi chôn lấp ở Việt Nam
Chỉ có 9% bãi chôn lấp có cân trọng lượng, 36% có lớp lót đáy. Hầu hết bãi chôn lấp không có máy ép, hệ thống thu gom khí gas, xử lý nước rỉ rác, hệ thống quan trắc môi trường và hạn chế về mặt quản lý, chủ yếu do thiếu kinh phí.
Những mối quan ngại chính đối với các hoạt động chôn lấp hiện nay gồm: ô nhiễm nước ngầm gây ảnh hưởng trực tiếp đến giếng nước của các cộng đồng sống quanh bãi chôn lấp; ô nhiễm nước mặt thông qua việc xả thải các chất thải độc hại dạng lỏng mà không có biện pháp xử lý đầy đủ hoặc do vận hành kém; gây ô nhiễm khí thải từ việc thải khí ở bãi chôn lấp hoặc từ việc đốt/ thiêu; nguy cơ sức khoẻ đặc biệt đối với nhiều người nhặt rác; không có lớp lót dưới bãi chôn lấp; các bãi rác thu hút động vật (ruồi, gián, chuột) gây ra bệnh tật; các quy trình vận hành kém và thiếu lớp che phủ chất thải hàng ngày. Giấy và túi nilon bị gió thổi sang các ruộng lúa.
BẮC LÃM
Tags
bãi chôn lấp
chất thải rắn sinh hoạt
quản lý chất thải
Dữ liệu mô phỏng khí hậu cho thấy khoảng 70% dân số thế giới – tương đương 5,6 tỷ người – sẽ thường xuyên hứng chịu các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như bão, lũ lụt và hạn hán.
Trong các khu vực đô thị đông đúc, hệ thống thoát nước không đủ hoặc kém hiệu quả có thể gây ra lũ quét, ngập lụt và thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản cũng như tính mạng con người.
Lũ lụt luôn gây ra thiệt hại cho nhà cửa và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Có rất nhiều việc phải làm để khôi phục lại cuộc sống thường nhật.
Hiệu ứng nhà kính mà điển hình là hiện tượng nước biển ấm lên đang là nguyên nhân trực tiếp khiến biến đổi khí hậu, sinh ra nhiều hơn những cơn siêu bão như bão số 3 (bão Yagi) vừa qua.