Việt Nam đang trong thời kỳ ‘cơ cấu dân số vàng’

  • Cập nhật: Chủ nhật, 4/6/2023 | 10:12:16 AM

QLMT - Theo các nhà nhân khẩu học, “cơ cấu dân số vàng” là thời kỳ mà tỷ lệ những người từ 15 tuổi đến 64 tuổi (những người có thể có khả năng lao động) từ chiếm 66% tổng số dân trở lên.

Cuối năm 2022, Việt Nam có 51,7 triệu người trong độ tuổi lao động Cuối năm 2022, Việt Nam có 51,7 triệu người trong độ tuổi lao động

GS Nguyễn Đình Cử, nguyên Viện trưởng Dân số và Các vấn đề xã hội (Trường đại học Kinh tế quốc dân) cho biết, hiện tỷ lệ người từ 15 đến 64 tuổi của nước ta là 67,5%. Như vậy với quy mô khoảng 100 triệu dân, số người có khả năng lao động tương ứng là 67,5 triệu. 

Thời kỳ ‘cơ cấu dân số vàng’ mang lại nhiều cơ hội cho tăng trưởng kinh tế - xã hội, tuy nhiên điều đó còn phụ thuộc vào trình độ của người lao động.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến cuối năm 2022, cả nước có 51,7 triệu người trong độ tuổi lao động. Tuy nhiên, có tới 73,8% số người trong độ tuổi lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật; chỉ 26,2% lao động có chuyên môn kỹ thuật (trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học). Tính đến quý I/2023, trong số 52,2 triệu người thuộc lực lượng lao động, vẫn có khoảng 38,1 triệu lao động chưa qua đào tạo. Mặt khác, lao động trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm khoảng 30%, cao hơn rất nhiều so với các nước phát triển (khoảng 3% đến 4%). Tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn, kỹ thuật còn thấp.

Vì vậy, việc nâng cao năng suất lao động đang là thách thức lớn nhất để đưa nền kinh tế của nước ta đột phá tăng trưởng nhanh hơn nữa, sớm trở thành nền kinh tế có thứ hạng cao trên thế giới, tương xứng với quy mô dân số.

TÙNG ANH (t/h)

Tags cơ cấu dân số dân số phát triển kinh tế xã hội Tổng cục Thống kê

Các tin khác

Dữ liệu mô phỏng khí hậu cho thấy khoảng 70% dân số thế giới – tương đương 5,6 tỷ người – sẽ thường xuyên hứng chịu các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như bão, lũ lụt và hạn hán.

Trong các khu vực đô thị đông đúc, hệ thống thoát nước không đủ hoặc kém hiệu quả có thể gây ra lũ quét, ngập lụt và thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản cũng như tính mạng con người.

Lũ lụt luôn gây ra thiệt hại cho nhà cửa và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Có rất nhiều việc phải làm để khôi phục lại cuộc sống thường nhật.

Hiệu ứng nhà kính mà điển hình là hiện tượng nước biển ấm lên đang là nguyên nhân trực tiếp khiến biến đổi khí hậu, sinh ra nhiều hơn những cơn siêu bão như bão số 3 (bão Yagi) vừa qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục