Hơn 90% bệnh viện thu gom hằng ngày và phân loại chất thải y tế tại nguồn

  • Cập nhật: Thứ bảy, 8/10/2022 | 9:11:46 AM

QLMT - Giai đoạn 2016 - 2020, hoạt động thu gom và xử lý chất thải rắn y tế đã được tăng cường đáng kể. Tuy nhiên, việc đầu tư vẫn chưa được đồng bộ ở các tỉnh, thành phố.

Theo số liệu báo cáo của Cục Quản lý môi trường (Bộ Y tế) về tình hình quản lý chất thải rắn (CTR) y tế, đã có hơn 90% bệnh viện thực hiện thu gom hằng ngày và có thực hiện phân loại chất thải tại nguồn. Đối với các cơ sở khám chữa bệnh ở địa phương do các Sở Y tế quản lý, công tác thu gom, lưu giữ và vận chuyển CTR chưa được chú trọng, đặc biệt là công tác phân loại và lưu giữ chất thải tại nguồn.

Hơn 90% bệnh viện thu gom hằng ngày và phân loại chất thải y tế tại nguồn   Chất thải y tế được phân loại tại nguồn bằng các bao, túi, thùng theo đúng màu sắc quy định

Việc kiểm soát khí thải lò đốt CTR y tế được thực hiện thường xuyên hằng năm. Theo Bộ Y tế, năm 2020, có đến trên 80% số mẫu phân tích khí thải của 87 lò đốt CTR y tế thuộc 19 tỉnh/thành phố đều đạt QCVN 02:2012/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt CTR y tế); trong đó, tuyến Trung ương và tư nhân đạt 100%. Một số địa phương đã phê duyệt kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý CTR y tế nguy hại trên địa bàn, trong đó đưa ra các giải pháp ưu tiên xử lý CTR y tế tập trung theo mô hình cụm để hạn chế, thay thế các lò đốt tại chỗ, không đảm bảo xử lý khí thải đạt quy chuẩn.

Hiện nay, việc sử dụng công nghệ không đốt, thân thiện với môi trường trong xử lý CTR y tế đã được khuyến khích và ưu tiên phát triển. Điển hình là công nghệ xử lý CTR y tế theo phương pháp khử khuẩn bằng lò hấp, lò vi sóng đem lại hiệu quả về mặt kinh tế và môi trường, do sử dụng ở nhiệt độ dưới 400 độ C nên không phát sinh khí thải (đặc biệt dioxin/furan) và giảm tiêu thụ năng lượng. 

Nguồn: Báo cáo Hiện trạng Môi trường quốc gia,
giai đoạn 2016 - 2020

Tags bệnh viện chất thải rắn y tế CTR y tế

Các tin khác

Dữ liệu mô phỏng khí hậu cho thấy khoảng 70% dân số thế giới – tương đương 5,6 tỷ người – sẽ thường xuyên hứng chịu các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như bão, lũ lụt và hạn hán.

Trong các khu vực đô thị đông đúc, hệ thống thoát nước không đủ hoặc kém hiệu quả có thể gây ra lũ quét, ngập lụt và thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản cũng như tính mạng con người.

Lũ lụt luôn gây ra thiệt hại cho nhà cửa và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Có rất nhiều việc phải làm để khôi phục lại cuộc sống thường nhật.

Hiệu ứng nhà kính mà điển hình là hiện tượng nước biển ấm lên đang là nguyên nhân trực tiếp khiến biến đổi khí hậu, sinh ra nhiều hơn những cơn siêu bão như bão số 3 (bão Yagi) vừa qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục