Phú Yên: Thu hút đầu tư vào khu công nghiệp nhưng không đánh đổi môi trường

  • Cập nhật: Thứ năm, 11/5/2023 | 3:59:47 PM

QLMT - Quan điểm của tỉnh Phú Yên là không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế. Đối với nhà đầu tư cũng cần có cam kết rất rõ ràng với tỉnh về mặt tài chính, thời gian thực hiện; tránh tình trạng lãng phí nguồn lực, thời gian.

Chiều ngày 10/5, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên tổ chức Hội nghị nghe báo cáo về định hướng thu hút đầu tư vào Khu Công nghiệp Hòa Tâm và Cảng Bãi Gốc thuộc Khu Kinh tế Nam Phú Yên.

Tại Hội nghị này, đại diện Tập đoàn Hòa Phát đã đề nghị đầu tư 4 dự án hơn 120.000 tỷ đồng vào Khu Công nghiệp Hòa Tâm và Cảng Bãi Gốc, thị xã Đông Hòa gồm: Dự án Kinh doanh hạ tầng Khu Công nghiệp Hòa Tâm; Dự án cảng Bãi Gốc; Khu liên hợp Gang thép Hòa Phát tại Khu Công nghiệp Hòa Tâm; Dự án Khu thương mại dịch vụ. Trong đó, Khu liên hợp Gang thép Hòa Phát trong Khu Công nghiệp Hòa Tâm dự kiến có vốn đầu tư 80.000 tỷ đồng.



Ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Hòa Phát trình bày các dự án dự kiến đầu tư vào tỉnh Phú Yên.

Tập đoàn Hòa Phát sẽ đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại, hệ thống công trình bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn Châu Âu, G7, G20 và đáp ứng các tiêu chuẩn, quy định của Việt Nam.

Theo đó, ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Hòa Phát mong muốn tỉnh Phú Yên cập nhật đề xuất các dự án của Tập đoàn Hòa Phát vào Quy hoạch chung Khu kinh tế Nam Phú Yên, Quy hoạch tỉnh Phú Yên để thuận lợi cho việc triển khai thực hiện các dự án.

Theo đề xuất của ông Long, Tập đoàn Hoà Phát đã chính thức gửi đề xuất khu liên hợp gang thép Hòa Phát với sản lượng là 6 triệu tấn/năm. Tập đoàn Hòa Phát cam kết rất quyết tâm đầu tư, việc thực hiện đều minh bạch, sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu thông tin, đáp ứng mọi thắc mắc.

Cảng bãi Gốc thuộc Khu kinh tế Nam Phú Yên có rất nhiều lợi thế, hiện tỉnh Phú Yên rất quyết tâm thu hút đầu tư vào đây. Các dự án được đề xuất có quy mô rất lớn nên quá trình thực hiện cũng sẽ rất khó khăn từ khi có giấy phép đầu tư cho đến khi dự án hình thành.

Ông Phạm Đại Dương, Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên khẳng định, việc thu hút các dự án đầu tư lớn của doanh nghiệp là định hướng rất quan trọng để phát triển tỉnh Phú Yên. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh phải hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện đúng các quy định pháp luật về đầu tư; Quá trình thực hiện phải đảm bảo thời gian và làm rõ vai trò của doanh nghiệp khi đầu tư dự án vào tỉnh này.

"Về mặt định hướng luôn luôn kêu gọi và ủng hộ, tạo mọi điều kiện. Quyết tâm kêu gọi nhà đầu tư lớn, đủ năng lực, đủ yêu cầu vào đầu tư, nhất là khu Bãi Gốc, vị trí rất quan trọng cho sự phát triển. UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo để hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện quy định, trình tự thủ tục hành chính đảm bảo theo quy định”- ông Phạm Đại Dương nói./.

Quan điểm của tỉnh Phú Yên là không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế. Đối với nhà đầu tư cũng cần có cam kết rất rõ ràng với tỉnh về mặt tài chính, thời gian thực hiện; tránh tình trạng lãng phí nguồn lực, thời gian.

Cũng tại hội nghị, Tập đoàn PETMAL Oil Holdings (Malaysia) đề xuất với tỉnh Phú Yên xây dựng một tổ hợp lọc hóa dầu hiện đại với công suất 8 triệu tấn dầu thô/năm tại khu vực Cảng Bãi Gốc. Các sản phẩm chính của nhà máy lọc dầu gồm polypropylen, benzen, xăng RON 92, xăng RON 95. Tổng mức đầu tư thực hiện dự án này khoảng 5 tỷ USD, diện tích sử dụng đất 500ha và diện tích mặt nước khoảng 500ha.

Trong giai đoạn vận hành, dự án cần khoảng 1.200 lao động trực tiếp và tạo công ăn việc làm gián tiếp cho khoảng 5.000 người cùng hàng trăm dịch vụ phân phối sản phẩm. Sau khi dự án đi vào hoạt động sẽ nộp ngân sách địa phương khoảng 20.000 tỷ đồng.

Sơn Hà


Tags Phú Yên Thu hút đầu tư Khu công nghiệp Không đánh đổi môi trường

Các tin khác

Để giải quyết tình trạng ngập lụt, Ban cán sự đảng UBND tỉnh Bến Tre đã lãnh đạo, chỉ đạo UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện các giải pháp khắc phục trước mắt và lâu dài.

Hoàn lưu bão số 3 gây lũ lụt, mưa lớn, nước từ thượng nguồn chảy về khiến mực nước các sông gần các khu công nghiệp (KCN) đều dâng cao.

Loạt cụm công nghiệp, làng nghề tập trung trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua, mặc dù được đầu tư hạ tầng đồng bộ để thu hút các nhà đầu tư thứ cấp nhưng lại “bỏ quên” yếu tố đảm bảo môi trường trước khi đưa vào khai thác.

Kết quả kiểm toán hoạt động quản lý môi trường tại các khu kinh tế và khu công nghiệp giai đoạn 2017 - 2021 của TP. Hải Phòng cho thấy, công tác xử lý vi phạm và việc theo dõi tình hình thực hiện kết luận kiểm tra còn hạn chế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục