Hướng đến nền công nghiệp xanh

  • Cập nhật: Thứ sáu, 28/4/2023 | 3:20:53 PM

QLMT - Từ "cái nôi" của công nghiệp cả nước, trải qua nhiều giai đoạn phát triển, công nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế - xã hội Đồng Nai và đang đòi hỏi những bước chuyển mình, hướng đến phát triển xanh, bền vững trong giai đoạn mới.

Đồng Nai vẫn là mảnh đất hấp dẫn nhà đầu tư

Với những lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực có chất lượng, có cơ sở công nghiệp từ trước, môi trường đầu tư thông thoáng, Đồng Nai trở thành một trong các địa phương đi đầu trong cả nước về công nghiệp hóa. Từ 1 khu công nghiệp (KCN) ban đầu, đến nay tỉnh có 32 KCN được thành lập với tổng diện tích đất 10.270,19ha, bao gồm 31 KCN đi vào hoạt động, 1 KCN trong giai đoạn thu hồi đất, đầu tư xây dựng hạ tầng (KCN Công nghệ cao Long Thành). Các KCN Đồng Nai đã cho thuê được 5.982ha, đạt 85,06% diện tích đất công nghiệp cho thuê.

Đồng Nai vẫn là mảnh đất hấp dẫn, các nhà đầu tư nước ngoài quy mô vừa và nhỏ vẫn tiếp tục quan tâm, tin tưởng vào môi trường đầu tư của tỉnh, đưa ra các quyết định đầu tư mới. Trong 3 tháng đầu năm 2023, các doanh nghiệp có sự tăng vốn đầu tư mạnh, cả số dự án và vốn đầu tư đăng ký tăng đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2022. Các nhà đầu tư đến từ châu Á, các đối tác đầu tư truyền thống vẫn chiếm tỉ trọng lớn (Singapore, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Hong Kong, Nhật Bản).


Bảng hiệu Khu kỹ nghệ Biên Hòa vẫn được lưu giữ tại TP.Biên Hòa.

Hiện nay, nền công nghiệp cả nước đang chứng kiến sự tăng trưởng, vươn lên mạnh mẽ của nhiều địa phương. Trong khi đó, sau thời gian dài thu hút đầu tư vào các KCN, quỹ đất công nghiệp của Đồng Nai không còn nhiều. Theo Ban Quản lý các KCN Đồng Nai, quỹ đất công nghiệp còn lại sẵn sàng cho nhà đầu tư thuê rất hạn chế, khoảng 237,42ha, nhưng diện tích không liền khoảnh, rời rạc; diện tích đất công nghiệp dành cho thuê còn vướng bồi thường giải tỏa và chưa hoàn chỉnh hạ tầng khoảng 813,14ha. Đây cũng là một trong những lý do khiến tỉnh bỏ lỡ một số dự án của các nhà đầu tư lớn. Năm 2022, lần đầu trong hơn một thập kỷ, Đồng Nai rớt khỏi tốp 5 địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Chú trọng phát triển bền vững

Trước những thách thức hiện hữu đối với phát triển công nghiệp, tỉnh đã đề ra những giải pháp chủ động, linh hoạt để hướng tới phát triển bền vững, bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

Theo Phó trưởng ban phụ trách Ban Quản lý các KCN Đồng Nai Phạm Văn Cường, mặc dù tình hình kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 nhưng với phương châm đồng hành cùng doanh nghiệp của tỉnh, tình hình thu hút đầu tư tại các KCN tỉnh Đồng Nai thời gian qua vẫn đạt kết quả khả quan. Các dự án đầu tư mới sử dụng công nghệ tiên tiến, lao động có tay nghề, những dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ... hạn chế những dự án sử dụng nhiều lao động phổ thông, công nghệ lạc hậu, gây ảnh hưởng đến môi trường, đảm bảo theo đúng định hướng thu hút đầu tư của tỉnh.

Về định hướng phát triển công nghiệp, Đồng Nai đang thực hiện chiến lược chuyển hướng phát triển công nghiệp xanh, ưu tiên thu hút đầu tư các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Chú trọng thu hút các dự án lớn, các dự án của các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia đặt trụ sở và thành lập các cơ quan, trung tâm nghiên cứu - phát triển (R&D), trung tâm đổi mới sáng tạo tại tỉnh Đồng Nai gắn với việc đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành cảng hàng không quốc tế Long Thành. Tiếp tục xây dựng, phát triển và hoàn thiện các KCN sinh thái, phát triển xanh, sạch nhằm nâng cao giá trị sản xuất, cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh đào tạo nhân lực chất lượng cao…

Phó trưởng ban phụ trách Ban Quản lý các KCN Đồng Nai PHẠM VĂN CƯỜNG cho biết: Đồng Nai đang thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đối với 7 KCN thành lập mới và 2 KCN mở rộng. Tuy nhiên, do vướng mắc về thủ tục nên đến nay chưa có KCN nào được chấp thuận chủ trương thành lập. Dự kiến từ 3-4 năm nữa, tỉnh mới có quỹ đất khu công nghiệp lớn, sẵn sàng để đón các nhà đầu tư./.

Theo Báo Đồng Nai

Tags nền công nghiệp xanh công nghiệp xanh khu công nghiệp

Các tin khác

Để giải quyết tình trạng ngập lụt, Ban cán sự đảng UBND tỉnh Bến Tre đã lãnh đạo, chỉ đạo UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện các giải pháp khắc phục trước mắt và lâu dài.

Hoàn lưu bão số 3 gây lũ lụt, mưa lớn, nước từ thượng nguồn chảy về khiến mực nước các sông gần các khu công nghiệp (KCN) đều dâng cao.

Loạt cụm công nghiệp, làng nghề tập trung trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua, mặc dù được đầu tư hạ tầng đồng bộ để thu hút các nhà đầu tư thứ cấp nhưng lại “bỏ quên” yếu tố đảm bảo môi trường trước khi đưa vào khai thác.

Kết quả kiểm toán hoạt động quản lý môi trường tại các khu kinh tế và khu công nghiệp giai đoạn 2017 - 2021 của TP. Hải Phòng cho thấy, công tác xử lý vi phạm và việc theo dõi tình hình thực hiện kết luận kiểm tra còn hạn chế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục