QLMT - Tập đoàn Cao su Việt Nam lên kế hoạch dài hạn sẽ thành lập và mở mới 48 khu công nghiệp, 28 cụm công nghiệp, nâng tổng diện tích công nghiệp đang sở hữu lên mức 39.176 ha.
Tập đoàn Cao su Việt Nam lên kế hoạch dài hạn sẽ thành lập và mở mới 48 khu công nghiệp, 28 cụm công nghiệp, nâng tổng diện tích công nghiệp đang sở hữu lên mức 39.176 ha.
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP lên kế hoạch thực hiện thủ tục pháp lý cho các dự án khu công nghiệp (KCN) đã được chấp thuận chủ trương đầu tư và xin chấp thuận chủ trương đầu tư cho 2.921 ha KCN mới, bao gồm 1.734 ha đang triển khai thủ tục.
Doanh nghiệp định hướng trong giai đoạn này tiếp tục xin khai thác mở rộng thêm 16.592 ha đất KCN, trong đó 10.977 ha sẽ do VRG trực tiếp đầu tư, còn lại 5.600 ha sẽ do các đơn vị thành viên đầu tư. Tổng diện tích phát triển KCN cho tầm nhìn 2025 dự kiến là 23.444 ha.
Kế hoạch dài hạn từ nay đến năm 2035, công ty sẽ thành lập và mở mới 48 KCN, 28 cụm công nghiệp. Tổng diện tích KCN công ty sở hữu dự kiến tăng lên mức 39.176 ha.
Hiện, VRG đang sở hữu hơn 400.000 ha đất cao su, trong đó gần 290.000 ha ở Việt Nam. Theo KBSV, đây là diện tích quỹ đất lớn để doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi sang đất KCN, giá chuyển đổi đối với đất cao su cũng phải chăng và hợp lý hơn so với đất đang dùng cho mục đích khác.
Song, công ty chứng khoán này đánh giá, tiến trình phê duyệt và thủ tục pháp lý cho các KCN đang diễn ra chậm, do đó VRG khó có thể đạt được mục tiêu trên theo tiến độ đề ra. Tốc độ chuyển đổi sang đất KCN của doanh nghiệp sẽ chậm hơn so với kế hoạch.
Bảo My
Tags
Tập đoàn cao su Việt Nam
Kế hoạch mở mới
48 khu công nghiệp
Để giải quyết tình trạng ngập lụt, Ban cán sự đảng UBND tỉnh Bến Tre đã lãnh đạo, chỉ đạo UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện các giải pháp khắc phục trước mắt và lâu dài.
Hoàn lưu bão số 3 gây lũ lụt, mưa lớn, nước từ thượng nguồn chảy về khiến mực nước các sông gần các khu công nghiệp (KCN) đều dâng cao.
Loạt cụm công nghiệp, làng nghề tập trung trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua, mặc dù được đầu tư hạ tầng đồng bộ để thu hút các nhà đầu tư thứ cấp nhưng lại “bỏ quên” yếu tố đảm bảo môi trường trước khi đưa vào khai thác.
Kết quả kiểm toán hoạt động quản lý môi trường tại các khu kinh tế và khu công nghiệp giai đoạn 2017 - 2021 của TP. Hải Phòng cho thấy, công tác xử lý vi phạm và việc theo dõi tình hình thực hiện kết luận kiểm tra còn hạn chế.