Hoà Bình: Nhiều chính sách ưu tiên cho nhà đầu tư tại các khu công nghiệp

  • Cập nhật: Thứ ba, 28/3/2023 | 4:19:04 PM

QLMT - Đầu năm 2023, tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập 8 KCN, gồm KCN Bờ trái Sông Đà; Yên Quang; Mông Hóa; Lạc Thịnh; Lương Sơn; Nhuận Trạch; Nam Lương Sơn và Thanh Hà với tổng diện tích quy hoạch hơn 1.500 ha.

Hiện nay, đã có 2 KCN là KCN Lương Sơn và KCN Bờ trái Sông Đà đã cơ bản đầu tư đồng bộ, hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật, tỷ lệ lấp đầy 2 KCN trên đạt trên 80%. Các KCN: Yên Quang, Mông Hóa, Nam Lương Sơn, Lạc Thịnh các nhà đầu tư đang tập trung giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật (đường giao thông, điện, hệ thống xử lý nước thải…), tạo quỹ đất sạch sẵn sàng đón nhà đầu tư thứ cấp.

Tỉnh Hòa Bình đã đầu tư trên 1.250 tỷ đồng phát triển hạ tầng các KCN. Trong đó vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ 227,85 tỷ đồng, vốn ngân sach địa phương 354,115 tỷ đồng, vốn của chủ đầu tư hạ tầng 667,095 tỷ đồng. Riêng KCN Lương Sơn đã thu hút hơn 40 dự án đăng ký đầu tư, trong đó 18 dự án đầu tư nước ngoài, bao gồm các dự án FBI đến từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ. Các dự án hoạt động trên nhiều lĩnh vực như: thiết bị viễn thông, may mặc, thép, cơ khí, phụ tùng ô tô, nhôm, kính…


Ảnh minh họa.

Ngoài 8 KCN, Hòa Bình còn có 21 cụm công nghiệp (CCN) với diện tích với tổng diện tích 866,605 ha. Trong đó có 16/21 CCN đã được UBND tỉnh quyết định thành lập với diện tích 683,225 ha, tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật được phê duyệt là hơn 4.862 tỷ đồng. Nhiều CCN có tiến độ xây dựng nhanh, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật thu hút nhiều nhà đầu tư thứ cấp, như CCN Tiên Tiến (TP Hòa Bình), CCN Phú Thành II (Lạc Thủy)… Hiện nay các KCN trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã thu hút được hơn 100 dự án, trong đó có 26 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (chiếm 66,7% dự án FDI toàn tỉnh) với tổng số vốn đăng ký trên 520 triệu USD và hơn 80 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký trên 13.600 tỷ đồng. Tại các KCN có 64 dự án đang hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đối với các CCN trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã có 28 dự án đầu tư thứ cấp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh với tổng vốn đăng ký khoảng trên 2.600 tỷ đồng; tỷ lệ lấp đầy bình quân các CCN đã thu hút dự án thứ cấp đạt gần 60%.

Trong thời gian tới, tỉnh Hòa Bình sẽ tập trung thu hút đầu tư vào các lĩnh vực: Sản xuất công nghiệp chất lượng cao, hiện đại; Sản xuất chế biến các mặt hàng nông, lâm, thủy sản; Phát triển du lịch nghỉ dưỡng; Phát triển đô thị gắn với sinh thái.

Với tiềm năng và triển vọng của Hòa Bình đang có, tỉnh cũng quyết tâm tháo gỡ cơ chế, chính sách để thu hút các nhà đầu tư. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình Bùi Văn Khánh chia sẻ, ngoài các chính sách ưu đãi chung, Hòa Bình còn có một số cơ chế, chính sách ưu đãi như miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong bốn năm đầu, giảm 50% trong chín năm tiếp theo; miễn giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước; miễn giảm thuế xuất, nhập khẩu...

Đặc biệt, tỉnh Hòa Bình có những chính sách ưu tiên khi các doanh nghiệp đến đầu tư tại các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh như: Miễn tiền thuê đất từ 7 đến 15 năm (tùy theo vị trí các KCN, CCN). Đối với các dự án thông thường: Thuế xuất ưu đãi 17% trong 10 năm, miễn thuế 2 năm, giảm 50% trong 4 năm tiếp theo. Một số lĩnh vực được ưu tiên: Hoặc thuế suất ưu đãi 10% trong 1 năm; miễn thuế 4 năm, giảm 50% trong 5 đến 9 năm; hoặc áp dụng thuế 10% đến miễn thuế cho cả đời dự án. Các dự án còn được miễn toàn bộ thuế nhập khẩu máy móc thiết bị nếu Việt Nam chưa sản xuất được. Ngoài ra, các doanh nghiệp trong KCN sử dụng từ 10 lao động địa phương trở lên được tỉnh Hòa Bình hỗ trợ đào tạo nghề từ 300.00 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mỗi lao động địa phương; đầu tư các hạ tầng cần thiết như đường giao thông, cấp điện, lập quy hoạch xây dựng tại những vị trí có tiềm năng, lợi thế để tạo thuận lợi khi các doanh nghiệp vào đầu tư.

Với những chính sách ưu đãi trên, Hòa Bình nói chung, các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh Hòa Bình nói riêng sẽ là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Với mong muốn hợp tác phát triển có hiệu quả với các doanh nghiệp, nhà đầu tư, các tổ chức quốc tế, Hòa Bình luôn mở rộng cánh cửa chào đón các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, đặc biệt là trong các lĩnh vực: Nông nghiệp công nghệ cao; công nghiệp chế tạo, chế biến, thương mại, dịch vụ và du lịch… Các nhà đầu tư sẽ được tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện thành công dự án và bảo đảm phát triển bền vững trong tương lai.

Duy Anh (T/h)

Tags Hoà Bình chính sách ưu tiên khu công nghiệp

Các tin khác

Để giải quyết tình trạng ngập lụt, Ban cán sự đảng UBND tỉnh Bến Tre đã lãnh đạo, chỉ đạo UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện các giải pháp khắc phục trước mắt và lâu dài.

Hoàn lưu bão số 3 gây lũ lụt, mưa lớn, nước từ thượng nguồn chảy về khiến mực nước các sông gần các khu công nghiệp (KCN) đều dâng cao.

Loạt cụm công nghiệp, làng nghề tập trung trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua, mặc dù được đầu tư hạ tầng đồng bộ để thu hút các nhà đầu tư thứ cấp nhưng lại “bỏ quên” yếu tố đảm bảo môi trường trước khi đưa vào khai thác.

Kết quả kiểm toán hoạt động quản lý môi trường tại các khu kinh tế và khu công nghiệp giai đoạn 2017 - 2021 của TP. Hải Phòng cho thấy, công tác xử lý vi phạm và việc theo dõi tình hình thực hiện kết luận kiểm tra còn hạn chế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục