Bắc Kạn: Chú trọng phát triển hạ tầng công nghiệp tại huyện Chợ Mới

  • Cập nhật: Thứ hai, 13/3/2023 | 4:17:05 PM

QLMT - Chợ Mới là huyện có thế mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Để thu hút đầu tư, huyện đặc biệt chú trọng công tác quy hoạch và xây dựng hạ tầng công nghiệp.

Một góc khu công nghiệp Thanh Bình

Xác định rõ thế mạnh đó nên địa phương chú trọng phát triển các khu, cụm công nghiệp. Khu Công nghiệp Thanh Bình với tổng diện tích quy hoạch là hơn 153ha. Trong đó giai đoạn I là 73,5ha. Hiện nay, tại Khu công nghiệp có 14 doanh nghiệp, nhà đầu tư, trong đó 10 dự án đã hoạt động, có sản phẩm; 02 dự án đang xây dựng nhà máy; 02 dự án mới được chấp thuận chủ trương đầu tư.

Các sản phẩm chính được đầu tư sản xuất tại Khu công nghiệp gồm: Gỗ ván dán, thực phẩm chế biến từ mơ, gừng, kiệu, rau cải, bột đá thạch anh, chiết nạp gas, đồ gỗ dùng một lần (dao, thìa, dĩa gỗ). Tổng doanh thu năm 2022 là hơn 1.054 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt gần 38,27 triệu ÚSD, tổng số lao động là hơn 1.000 người, nộp ngân sách hơn 30 tỷ đồng.


Quỹ đất cho các CCN tại Chợ Mới được quy hoạch và đã có hai CCN đang trong giai đoạn GPMB

Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới, ông Hoàng Nguyễn Việt cho biết: Chợ Mới xác định rõ lợi thế về phát triển hạ tầng công nghiệp, đặc biệt là các cụm công nghiệp. Qua khảo sát cho thấy, quãng đường vận tải hàng hóa, nguyên liệu từ Hà Nội đến Chợ Mới chỉ 2h đồng hồ và ngược lại. Việc kết nối vận chuyển hàng hóa cho các điểm như: Sân bay Nội Bài, Cảng Đa Phúc, kết nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai, các KCN của tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và Thái Nguyên đều rất thuận lợi.

Thực hiện Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp (CCN), huyện đã quy hoạch 06 CCN. Bao gồm 04 cụm công nghiệp nằm trong quy hoạch của tỉnh (Cụm công nghiệp Quảng Chu, Cụm công nghiệp Quảng Chu 1, Cụm công nghiệp Thanh Thịnh và Cụm công nghiệp Khe Lắc) với tổng diện tích 209,4ha, trong đó có 02 cụm công nghiệp đang trong giai đoạn GPMB (Cụm công nghiệp Thanh Thịnh và cụm công nghiệp Quảng Chu).

Hiện có 04 nhà đầu tư đã đăng ký vào Cụm công nghiệp với nhu cầu sử dụng đất khoảng 45ha trong tổng số 53ha đất công nghiệp, chiếm tỷ lệ lấp đầy là 84,9%. Ngoài ra 02 cụm Công nghiệp (cụm công nghiệp Thanh Mai, cụm công nghiệp Thanh Vận) đã được UBND huyện Chợ Mới trình để cập nhật vào phương án phát triển CCN và tích hợp vào Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030.

Để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư, bên cạnh việc cải cách thủ tục hành chính, huyện lựa chọn các nhà đầu tư thực sự có năng lực để sản xuất kinh doanh hiệu quả, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và đóng góp ngân sách cho địa phương. Ưu tiên thu hút các doanh nghiệp trên các lĩnh vực không gây ra chất thải, nước thải nguy hại làm ô nhiễm môi trường.


Tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên và đường BOT Thái Nguyên - Chợ Mới tạo thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp tại huyện Chợ Mới.

Có thể nói, việc phát triển các khu, cụm công nghiệp đã góp phần tăng trưởng công nghiệp của huyện Chợ Mới nói riêng và của tỉnh Bắc Kạn nói chung, thúc đẩy các ngành, lĩnh vực khác phát triển, tăng trưởng ngành công nghiệp, nâng cao giá trị xuất khẩu và tăng nguồn thu ngân sách; đồng thời thúc đẩy phát triển các khu dân cư trên địa bàn huyện.

Sự hình thành phát triển các CCN đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia, khuyến khích nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp, thu hút đầu tư ngày càng tăng cả về số lượng, quy mô dự án, lĩnh vực đầu tư đa dạng hơn, từng bước làm đổi thay diện mạo nông thôn của các địa phương./.

Bảo My (T/h)


Tags Bắc Kạn phát triển hạ tầng huyện Chợ Mới hạ tầng công nghiệp

Các tin khác

Để giải quyết tình trạng ngập lụt, Ban cán sự đảng UBND tỉnh Bến Tre đã lãnh đạo, chỉ đạo UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện các giải pháp khắc phục trước mắt và lâu dài.

Hoàn lưu bão số 3 gây lũ lụt, mưa lớn, nước từ thượng nguồn chảy về khiến mực nước các sông gần các khu công nghiệp (KCN) đều dâng cao.

Loạt cụm công nghiệp, làng nghề tập trung trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua, mặc dù được đầu tư hạ tầng đồng bộ để thu hút các nhà đầu tư thứ cấp nhưng lại “bỏ quên” yếu tố đảm bảo môi trường trước khi đưa vào khai thác.

Kết quả kiểm toán hoạt động quản lý môi trường tại các khu kinh tế và khu công nghiệp giai đoạn 2017 - 2021 của TP. Hải Phòng cho thấy, công tác xử lý vi phạm và việc theo dõi tình hình thực hiện kết luận kiểm tra còn hạn chế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục