Hậu Giang tạo quỹ đất sạch để phát triển các khu công nghiệp

  • Cập nhật: Thứ ba, 7/3/2023 | 4:38:55 PM

QLMT - Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hậu Giang, năm 2023 tỉnh sẽ giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch cho phần diện tích còn lại của khu công nghiệp Tân Phú Thạnh và khu công nghiệp Sông Hậu.

Phát triển công nghiệp được Hậu Giang xác định là một trong 4 trụ cột trong giai đoạn 2021 - 2025 và những năm tiếp theo. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) theo hướng hiện đại, phục vụ xuất khẩu, chế biến nông sản và logistic…, tạo lợi thế thu hút đầu tư. Đây cũng là bước đà vững chắc cho mục tiêu từng bước đưa Hậu Giang trở thành "thủ phủ công nghiệp” của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Toàn tỉnh Hậu Giang hiện có 7 cụm công nghiệp đang hoạt động với diện tích hơn 486 ha, diện tích cho thuê hơn 341 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy trên 70%, thu hút 56 dự án, có 36 dự án đi vào hoạt động, với vốn đầu tư gần 19.000 tỷ đồng và 390 triệu USD.



Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Theo ông Nguyễn Văn Thậm - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hậu Giang,  năm 2023 tỉnh sẽ giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch cho phần diện tích còn lại của khu công nghiệp Tân Phú Thạnh và khu công nghiệp Sông Hậu.

Để thực hiện công việc trên, tại buổi làm việc về tình hình thực hiện phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, ngày 6/3, ông Nguyễn Văn Thậm - Phó Giám đốc Sở Công Thương yêu cầu các sở, ngành chủ động thực hiện trình tự, thủ tục thu hồi đất và đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư triển khai dự án.

Cùng với đó, tỉnh tập trung phát triển hạ tầng giao thông phục vụ phát triển công nghiệp, đầu tư tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau (đoạn qua địa bàn tỉnh Hậu Giang); hoàn thành dự án thành phần 3 thuộc dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn I.

Trong giai đoạn 2026 - 2030, Hậu Giang đầu tư nâng cấp hệ thống đường tỉnh, đảm bảo ít nhất có 40% số tuyến đường tỉnh đạt cấp theo quy hoạch, kết nối thuận lợi với hệ thống cao tốc, hệ thống quốc lộ.

Đầu tư hạ tầng giao thông để xây dựng huyện Châu Thành trở thành huyện đô thị - công nghiệp và phát triển lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, đô thị, dịch vụ logistics của địa phương.

Giai đoạn 2021 – 2025, Hậu Giang đặt kế hoạch tốc độ tăng trưởng (GRDP) bình quân lĩnh vực công nghiệp là 12,28%/năm. Cơ cấu kinh tế của ngành công nghiệp tăng từ 20,24% năm 2020 lên 25,29% năm 2025; giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2025 là 12,95%/năm, quy mô ngành công nghiệp đạt 77.626 tỷ đồng vào năm 2025.

Đến năm 2025, hình thành 3 trung tâm logistics lớn trên địa bàn gồm: Mekong, Hậu Giang và nông sản xuất khẩu Hậu Giang. Đến nay, hai khu công nghiệp Tân Phú Thạnh và khu công nghiệp Sông Hậu (diện tích 492 ha) của tỉnh Hậu Giang thu hút được 66 dự án, đã có 48 dự án đã đi vào hoạt động với vốn đầu tư thu hút hơn 28.000 tỷ đồng và hơn 226 triệu USD, đạt tỷ lệ lấp đầy trên 93%./.

An Na (T/h)

Tags Hậu Giang Tạo quỹ đất sạch Phát triển Khu công nghiệp

Các tin khác

Để giải quyết tình trạng ngập lụt, Ban cán sự đảng UBND tỉnh Bến Tre đã lãnh đạo, chỉ đạo UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện các giải pháp khắc phục trước mắt và lâu dài.

Hoàn lưu bão số 3 gây lũ lụt, mưa lớn, nước từ thượng nguồn chảy về khiến mực nước các sông gần các khu công nghiệp (KCN) đều dâng cao.

Loạt cụm công nghiệp, làng nghề tập trung trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua, mặc dù được đầu tư hạ tầng đồng bộ để thu hút các nhà đầu tư thứ cấp nhưng lại “bỏ quên” yếu tố đảm bảo môi trường trước khi đưa vào khai thác.

Kết quả kiểm toán hoạt động quản lý môi trường tại các khu kinh tế và khu công nghiệp giai đoạn 2017 - 2021 của TP. Hải Phòng cho thấy, công tác xử lý vi phạm và việc theo dõi tình hình thực hiện kết luận kiểm tra còn hạn chế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục