Cách nào để Cát Bà giữ thương hiệu “Cát Bà xanh”?

  • Cập nhật: Thứ hai, 13/9/2021 | 3:58:31 PM

Quần đảo Cát Bà, Hải Phòng từ lâu được biết đến với vẻ đẹp làm say đắm lòng người, từng được mệnh danh là thiên đường nghỉ dưỡng nơi đáng sống bậc nhất của Việt Nam.

Cát Bà phấn đấu để UNESCO công nhận vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà là Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 2022.
Cát Bà phấn đấu để UNESCO công nhận vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà là Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 2022.

Nhằm đưa Cát Bà, Hải Phòng trở thành một trung tâm du lịch sinh thái của cả nước và quốc tế. Đồng thời hướng đến việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để UNESCO công nhận vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà là Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 2022, cũng như đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế du lịch với thương hiệu "Cát Bà xanh” và thực hiện theo tinh thần, nội dung Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 27/01/2004 của Ban Thường vụ Thành ủy về xây dựng và phát triển huyện Cát Hải đến năm 2020: "Xây dựng đảo Cát Bà trở thành một trung tâm du lịch sinh thái của cả nước và quốc tế; trọng điểm phát triển kinh tế biển; trung tâm thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá của thành phố và vùng duyên hải Bắc bộ; đảo Cát Hải trở thành khu vực đô thị mới văn minh, hiện đại và khu dịch vụ cảng biển quan trọng của thành phố và khu vực các tỉnh phía Bắc”.

Chủ tịch UBND huyện Cát Hải Bùi Tuấn Mạnh cho biết, để bảo tồn được Cát Bà phát triển theo hướng xanh bền vững và vừa phát triển được kinh tế, cũng như từng bước thực hiện các mục tiêu phát triển của TP để UNESCO công nhận vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà là Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 2022. Huyện Cát Hải đã và đang có phương án di dời các hộ hiện đang nuôi trồng thủy sản trên các vịnh của quần đảo Cát Bà.

Hiện nay, trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà có 440 cơ sở nuôi trồng thủy sản với 516 nhà chòi, 8.216 ô lồng, 58.790m2 giàn nuôi nhuyễn thể và 1.298 nhân khẩu trên các cơ sở nuôi, tập trung tại vịnh Cát Bà, vịnh Lan Hạ, vịnh Bến Bèo, vịnh Trà Báu và vịnh Gia Luận.

Trong đó, người có hộ khẩu ở Hải Phòng là 317 cơ sở; người không có hộ khẩu Hải Phòng là 69 cơ sở. Các cơ sở nuôi trồng thủy sản trên đã làm ảnh hưởng tới cảnh quan môi trường, xung đột với định hướng phát triển du lịch của địa phương.

Việc di dời được hộ nuôi trồng thuỷ sản cũng là tạo bước đột phá trong công tác bảo vệ cảnh quan môi trường trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà, đặc biệt nằm trong vùng lõi của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà; Tạo điều kiện cho việc quy hoạch và phát triển không gian du lịch; Đảm bảo nguồn cung cấp sản phẩm thủy sản đặc thù có chất lượng cao đồng thời, từng bước đầu tư áp dụng công nghệ nâng cao sản lượng mà không xung đột với cảnh quan, môi trường du lịch.

Ông Mạnh chia sẻ thêm, với mỗi hộ dân nuôi trồng thủy sản ở các vịnh cần tính đến nhiều phương án trong đó làm cách nào để các hộ vừa chung sức, đồng lòng cùng với chính quyền thực hiện tháo dỡ các cơ sở nuôi trồng thủy sản. Mặt khác đảm bảo giải quyết các chế độ hỗ trợ để bà con ổn định cuộc sống. Trước mắt UBND huyện sẽ trình đề án của huyện với UBND TP Hải Phòng và từ đó thực hiện từng bước để người dân cảm thấy yên tâm khi phải di dời đi nơi khác.

Hiện nay UBND TP Hải Phòng đã lên phương án sơ bộ như sau, về việc hỗ trợ vật kiến trúc: Mức hỗ trợ đối với nhà chòi: 19.857.983 đồng/nhà chòi; mức hỗ trợ đối với ô lồng nuôi cá: 4.836.000 đồng/ô lồng; mức hỗ trợ đối với giàn nuôi nhuyễn thể: 89.008 đồng/m2.

Hỗ trợ sản phẩm nuôi, đối với sản phẩm nuôi là cá: Hỗ trợ đối với các ô lồng nuôi cá tháo dỡ trước ngày 1/1/2023, mức hỗ trợ cụ thể như sau: Các cơ sở nuôi trồng tháo dỡ trước ngày 1/1/2022: Mức hỗ trợ là 25.000 đồng/1m3; các cơ sở nuôi trồng tháo dỡ từ ngày 1/1/2022 đến hết ngày 31/12/2022: Mức hỗ trợ là 12.500 đồng/1m3. Đối với sản phẩm nuôi là nhuyễn thể: Hỗ trợ đối với các giàn nuôi nhuyễn thể tháo dỡ trước ngày 1/1/2022; mức hỗ trợ là 12.500 đồng/1 m2.

Hỗ trợ ổn định đời sống đối với thành viên hộ gia đình là chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản bị tháo dỡ sinh sống trên các cơ sở nuôi trồng thủy sản trước ngày 1/7/2021. Mức hỗ trợ: 6.480.000 đồng/1 nhân khẩu. Tổng kinh phí dự kiến hỗ trợ là 68.453.215.548 đồng.

kinhtedothi

Tags đảo Cát Bà du lịch sinh thái phát triển du lịch

Các tin khác

Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa - Thiên nhiên thế giới vào năm 2014. Với tính chất toàn cầu của Di sản này, đã cho ta một góc nhìn rõ hơn về ý nghĩa, vai trò của cảnh quan thiên nhiên trong quá trình hình thành, phát triển Đô thị di sản Ninh Bình mà ta đang hướng tới.

Khám phá Công viên địa chất Lạng Sơn

Vào hồi 15h30, ngày 08/9/2024, Công viên địa chất Lạng Sơn được Hội đồng Công viên địa chất toàn cầu đánh giá, biểu quyết công nhận là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.

Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải Hải có diện tích rộng 12.500 ha, tọa lạc tại vùng ngoài đê số 5 và số 6 của huyện Tiền Hải. Ranh giới khu bảo tồn được xác định qua 33 điểm tọa độ.

Thế giới đã một lần nữa ghi nhận sự quý báu của Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà khi Liên hiệp Khoa học Địa chất quốc tế (IUGS) chính thức công nhận khu vực này là Di sản Địa chất quốc tế, cùng với 99 địa điểm khác trên toàn cầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục