Lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực đã mở rộng tối đa

  • Cập nhật: Thứ năm, 16/9/2021 | 3:54:29 PM

QLMT - Tạp chí New Scientist vừa công bố một thông tin đáng lo ngại, đó là lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực đã mở rộng đến mức tối đa trong tuần qua. Nó lớn đến hơn cả vùng Nam Cực và lớn hơn 75% các lỗ thủng tầng ozone trước đây cũng vào thời điểm này từ năm 1979.

Lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực ngày 15-9-2021. Ảnh: CAMS

Lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực được Cơ quan giám sát khí quyển Copernicus ghi nhận ngày 15-9-2021. Ảnh: CAMS

Theo chu kỳ, lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực đạt kích thước tối đa từ giữa tháng 9 tới giữa tháng 10 hằng năm. Tuy nhiên các nhà khoa học chưa tìm ra nguyên nhân khiến nó mở rộng hơn mức bình thường như vậy.

Năm 2020, lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực đã rộng khoảng 24 triệu km2 vào đầu tháng 10, lớn hơn những năm trước. Các nhà khoa học dự đoán năm nay nó sẽ đạt kích thước tương tự nhưng cuối cùng nó lại mở rộng hơn đáng kể. Cơ quan giám sát khí quyển Copernicus (CAMS) đang theo dõi chặt chẽ sự thay đổi này thông qua mô hình máy tính và quan sát vệ tinh.

Năm 2020, CAMS cũng phát hiện một lỗ thủng tầng ozone lớn bất thường ở Bắc Cực. Đây là lỗ thủng tầng ozone lớn nhất từng được ghi nhận ở khu vực Bắc Bán cầu. Tuy nhiên, hiện tượng trên không liên quan tới hoạt động của con người mà hình thành từ một vòng xoáy Bắc Cực mạnh. Tuy nhiên mùa xuân năm 2020, các nhà khoa học thông báo lỗ thủng tầng ozone khổng lồ mới hình thành từ ở Bắc Cực đã biến mất.

Tầng ozone giúp bảo vệ chúng ta khỏi các tia UV có hại của Mặt trời. Việc sử dụng các hợp chất tổng hợp như chlorofluorocarbon trong thế kỷ qua đã góp phần phá huỷ tầng ozone vì các hợp chất đó có thể bay lên tầng bình lưu, phá vỡ và giải phóng các nguyên tử clo tiêu diệt các phân tử ozone. Sau khi nhiều hợp chất tổng hợp bị cấm sử dụng, tầng ozone đã có dấu hiệu phục hồi nhưng với tốc độ khá chậm. Ngoài ra, phải mất ít nhất vài năm thì con người mới nhận ra sự khác biệt trong quá trình phục hồi của tầng ozone.

Đồng Xuân

 

 


Tags lỗ thủng tầng ozone Nam Cực tia UV có hại

Các tin khác

Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.

Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.

Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.

Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục