Khảo sát do Finder thực hiện trên 42.000 ngưởi ở 27 quốc gia cho kết quả, Việt Nam, Indonesia và Ấn Độ là những quốc gia có tỷ lệ người dân sở hữu tiền điện tử cao nhất thế giới.
Báo cáo về quyền sở hữu tiền điện tử của Finder - trang web so sánh sản phẩm tài chính - được công bố vào ngày 13/8 vừa qua đã có một số phát hiện thú vị.
Qua khảo sát ở 27 quốc gia, mỗi quốc gia có từ 1.160 đến 2.511 người trả lời, báo cáo cho biết có tới 41% người Việt Nam được hỏi trả lời rằng, họ sở hữu hoặc đã mua tiền điện tử, đứng đầu trong số các quốc gia được khảo sát. 20% số người được hỏi cho biết họ đã mua đồng bitcoin (BTC), đây là mức cao nhất trong tất cả các quốc gia được khảo sát.
Ảnh minh hoạ.
Con số này được Finder đánh giá là tương đồng với những gì đã diễn ra thời gian qua liên quan đến tiền kỹ thuật số. Cụ thể, theo báo cáo của Cointelegraph hồi tháng 6, Việt Nam đứng thứ 13 về giao dịch mua Bitcoin thực hiện trong năm 2020 - dù đây là nền kinh tế đứng thứ 53 trên thế giới dựa trên GDP.
Tỷ lệ chấp nhận sử dụng tiền kỹ thuật số ở châu Á cũng rất cao. Có tới 30% số người được hỏi ở Indonesia và Ấn Độ đã hoặc từng mua tiền điện tử. Con số này ở Malaysia là 29% và Philipines là 28%.
Bảng xếp hạng tỷ lệ người sử dụng tiền điện tử tại các quốc gia do Finder công bố.
James Edwards - đại diện của Finder, cho biết: "Báo cáo cũng tiết lộ rằng Bitcoin có tỷ lệ được chấp nhận cao nhất ở mọi quốc gia, bất chấp những dự báo rằng, Ethereum có thể trở thành tiền điện tử được giao dịch rộng rãi nhất”.
Tài sản kỹ thuật số đang phát triển nhanh chóng trên khắp các châu lục một phần do lạm phát gia tăng, kiểm soát vốn chặt chẽ hơn và triển vọng tài khóa xấu đi.
Điều đáng nói, Bitcoin và các loại tiền điện tử khác được "khai thác" bằng cách sử dụng các dàn máy tính mạnh mẽ, tiêu thụ lượng điện năng khổng lồ mà tỷ trọng điện năng hiện tại một phần khá lớn vẫn đến từ các nhà máy điện than. Trong quá trình hoạt động, các nhà máy này làm phát sinh một lượng chất thải lớn (khí, nước, tro, xỉ thải, vật và chất nạo vét) tác động nhất định đến môi trường và chất lượng sống của cộng đồng dân cư sinh sống xung quanh.
Bích Ngọc
Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.
Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.
Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.
Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.