Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và công nghệ góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật tài nguyên nước

  • Cập nhật: Thứ sáu, 21/5/2021 | 4:46:55 PM

Theo báo cáo của Cục Quản lý tài nguyên nước, từ năm 2016 đến nay, Cục đã thực hiện 47 đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ trong lĩnh vực tài nguyên nước, trong đó có 29 đề tài cấp Bộ và 18 đề tài cấp cơ sở (có 25 đề tài phục vụ trực tiếp cho việc xây dựng, ban hành Nghị định, thông tư, quy định kỹ thuật).

Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia thực hiện 12 đề tài cấp bộ (đã hoàn thành 6 đề tài), hoàn thành 15 đề tài cấp cơ sở, 01 dự án tăng cường năng lực dự báo cảnh báo tài nguyên nước. Viện Khoa học tài nguyên nước thực hiện 01 Đề tài cấp quốc gia, 01 Đề tài nghị thư Cuba, 02 nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp Bộ, 05 nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp cơ sở và 07 nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng cho từng năm. Các nội dung nghiên cứu là cơ sở khoa học để đề xuất các quy định về xây dựng các thông tư về kỹ thuật, cơ chế tài chính, quy hoạch, điều tra, đánh giá nguồn nước, quản lý khai thác sử dụng nước, bảo vệ nguồn nước, quan trắc giám sát, xây dựng cơ sở dữ liệu, nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ, ứng dụng công nghệ...

Kết quả thực hiện các đề tài nêu trên đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu về tài nguyên nước và hình thành hệ thống lý luận khoa học phục vụ việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng các cơ chế, chính sách quản lý, khai thác, sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên nước.
 
Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì còn tồn tại một số hạn chế đó là hoạt động nghiên cứu còn thiếu tính chuyên nghiệp, nội dung nghiên cứu còn thiếu chiều sâu và dàn trải. Các nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra chưa thật định hướng rõ ràng và thiếu tính hệ thống, mà chủ yếu xuất phát từ các hoàn cảnh, tình huống thực tế, thường chỉ là các nhiệm vụ được xác định theo kế hoạch 5 năm. Vì vậy, khó tránh được có những nhiệm vụ cần nhưng lại thiếu và khó có thể phát triển nghiên cứu có định hướng theo quy mô mở rộng hay nâng cao.
 
Mặt khác, trước những biến động phức tạp và suy thoái của tài nguyên nước gần đây, nhiều vấn đề mới và cấp thiết nhưng triển khai chậm so với yêu cầu của thực tiễn. Một số đề tài được phê duyệt với thời gian 24 tháng, nhưng do hạn chế về kinh phí nên việc phân bổ cho kinh phí của các năm chưa đáp ứng được tiến độ đề ra theo thuyết minh đề tài. Việc phối hợp với các đơn vị trong việc thực hiện và chuyển giao công nghệ của đề tài còn rất hạn chế. Nội dung nghiên cứu của các đề tài chủ yếu do các đơn vị chủ trì thực hiện, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị liên quan, do vậy kết quả chủ yếu phục vụ công tác quản lý và chuyên môn của các đơn vị chủ trì;...



Lĩnh vực khoa học và công nghệ tài nguyên nước có vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, phục vụ phát triển bền vững đất nước và bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia. Vì vậy, lĩnh vực khoa học và công nghệ tài nguyên nước cần được ưu tiên đầu tư, phát triển trước một bước làm cơ sở  hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, trong giai đoạn 5 năm 2021 – 2025, các nhiệm vụ khoa học và công nghệ tài nguyên nước cần có những chuyển biến mạnh mẽ nhằm tăng cường và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý tài nguyên nước ở Trung ương và địa phương, khắc phục các tồn tại, yếu kém và giải quyết các vấn đề cấp bách trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội lâu dài, bền vững của đất nước. 
 
Trên cơ sở đó, các nhiệm vụ cụ thể được xác định phải phù hợp với năng lực thực hiện, cân đối với nguồn lực tài chính và mang tính khả thi cao; huy động các nguồn lực trong nước và quốc tế, của trung ương và địa phương để thực hiện nhiệm vụ; phải bảo đảm tính toàn diện, xác định nhiệm vụ cơ bản, chủ yếu theo thứ tự ưu tiên để thực hiện cho từng năm trong kế hoạch 5 năm. Đồng thời, Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025 của lĩnh vực khoa học và công nghệ tài nguyên nước sẽ bám sát, được bổ sung và hoàn chỉnh theo Kế hoạch 5 năm của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
 
Theo Báo cáo của Cục Quản lý tài nguyên nước, Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025 của lĩnh vực khoa học và công nghệ tài nguyên nước gồm 5 mục tiêu chính như sau: (i) Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách quản lý, khai thác, sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên nước; ưu tiên tập trung vào nhóm cơ chế, chính sách phù hợp để huy động các nguồn lực của xã hội tham gia bảo vệ và phòng chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước với mục tiêu giảm gánh nặng chi tiêu ngân sách nhà nước; mô hình cơ cấu tổ chức các cơ quan quản lý tài nguyên nước trong bối cảnh gia tăng nhu cầu khai thác sử dụng tài nguyên nước, cũng như vấn đề tài nguyên nước hiện nay đang được điều chỉnh, quản lý của nhiều Bộ/ngành; phân cấp quản lý tài nguyên nước giữa Trung ương và địa phương phù hợp với bối cảnh BĐKH và gia tăng các nhu cầu phát triển KTXH; giải pháp bảo vệ nguồn nước, chia sẻ lợi ích từ nước, an ninh nguồn nước đối với nguồn nước quan trọng; quy trình tính toán, đánh giá tài nguyên nước mặt, nước dưới đất; (ii) Nghiên cứu xây dựng hoặc ứng dụng các công cụ, phương pháp, thiết bị, công nghệ mới, hiện đại thích hợp với điều kiện Việt Nam phục vụ công tác quản lý, điều tra, quy hoạch, giám sát tài nguyên nước; (iii) Nghiên cứu tiếp thu, ứng dụng công nghệ mới, hiện đại trong việc xác định các yếu tố ảnh hưởng và những tác động, biến đổi đối với tài nguyên nước phục vụ đề xuất các biện pháp ứng phó, thích nghi; (iv) Nghiên cứu xây dựng các quy trình tính toán, đánh giá tài nguyên nước mặt, nước dưới đất; quy trình thu nhận, xử lý số liệu, tính toán và cảnh báo tài nguyên nước; nâng cao ứng dụng công nghệ đánh giá tài nguyên nước cho địa phương; (5) Rà soát, nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực tài nguyên nước;…


Cán bộ Cục QLTNN đi kiểm tra khoan, bơm nước thí nghiệm tại Hưng Yên 
 
Để thực hiện các mục tiêu nêu trên, các giải pháp phát triển khoa học và công nghệ tài nguyên nước 2021-2025 của Cục và các đơn vị liên quan sẽ tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin dữ liệu tài nguyên nước phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng.
 
Tập trung thực hiện các đề tài nghiên cứu phục vụ cho việc xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách quản lý, khai thác, sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên nước; các đề tài nghiên cứu ứng dụng các công cụ, phương pháp, thiết bị, công nghệ mới, hiện đại (GIS, mô hình toán...), nghiên cứu ứng dụng tập trung vào nâng cao công nghệ dự báo TNN, ứng dụng công nghệ mới trong đo đạc, tính toán TNN; nghiên cứu xây dựng các quy trình quy phạm tính toán TNN, chỉ tiêu TNN phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của các ngành khác; nghiên cứu chuyển đổi số các thông tin tài nguyên nước phù hợp với thời kỳ công nghệ 4.0; nghiên cứu các giải pháp đảm bảo đảm an ninh nguồn nước; nghiên cứu các quy định xã hội hóa các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước; nghiên cứu ứng dụng và triển khai các mô hình bảo vệ, phát triển nguồn nước gắn với sinh kế đối với các vùng khan hiếm nước.
 
Đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tận dụng cơ hội hợp tác và hỗ trợ chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực tài nguyên nước.
 
Tác giả bài viết: DWRM

Tags pháp luật tài nguyên nước nghiên cứu khoa học Cục Quản lý tài nguyên nước Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước

Các tin khác

Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.

Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.

Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.

Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục