Hội thảo Ứng dụng công nghệ viễn thám, GIS kết hợp với dữ liệu sinh khí hậu trong nghiên cứu và quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học

  • Cập nhật: Thứ tư, 14/4/2021 | 9:12:30 AM

QLMT - Ngày 13/4, Viện Sinh thái học Miền Nam thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức Hội thảo “Ứng dụng công nghệ viễn thám, GIS kết hợp với dữ liệu sinh khí hậu trong nghiên cứu và quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học ở khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ”.

Trong ba năm qua, Viện Sinh thái học Miền Nam được Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam giao thực hiện đề tài "Ứng dụng công nghệ viễn thám, GIS kết hợp với dữ liệu sinh khí hậu trong nghiên cứu và quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học ở khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ” thuộc Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp Quốc gia về Công Nghệ Vũ Trụ giai đoạn 2016-2020.

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu, khai thác và ứng dụng công nghệ và cơ sở dữ liệu viễn thám phục vụ công tác điều tra, nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học ở khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Đồng thời, cung cấp luận cứ và dữ liệu khoa học cho việc xác lập và quy hoạch bảo tồn các ‘điểm nóng’ ưu tiên bảo tồn đa dạng sinh học ở khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ

hoi-thao-ung-dung-cong-nghe-vien-tham-gis-ket-hop-voi-du-lieu-sinh-khi-hau-trong-nghien-cuu-va-quy-hoach-bao-ton-da-dang-sinh-hoc-1
Toàn cảnh Hội thảo 

Đề tài khai thác nguồn dữ liệu vệ tinh về thảm phủ, biến động rừng trong khu vực, mô phỏng phân bố các loài quý hiếm và xác định các khu vực trọng tâm ưu tiên bảo tồn để các cơ quan và tổ chức trong khu vực nghiên cứu tham khảo và xây dựng các kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững của địa phương, đồng thời đóng góp cơ sở khoa học và cách tiếp cận mới cho việc lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 theo Quyết định số 174/QĐ–TTg ngày 03/02/2021 của Chính phủ.

hoi-thao-ung-dung-cong-nghe-vien-tham-gis-ket-hop-voi-du-lieu-sinh-khi-hau-trong-nghien-cuu-va-quy-hoach-bao-ton-da-dang-sinh-hoc-2
Đại biểu thảo luận tại Hội thảo 

Đến nay, đề tài đã có các kết quả quan trọng, xác định được các khu vực trọng tâm ưu tiên bảo tồn bổ sung cho hệ thống rừng đặc dụng hiện có, qua đó tạo cơ sở khoa học phục vụ các kế hoạch bảo tồn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

Trên cơ sở đó, Viện Sinh thái học Miền Nam tổ chức Hội thảo khoa học tổng kết đề tài nhằm trao đổi và thông báo rộng rãi các kết quả nghiên cứu cho các cơ quan và tổ chức liên quan đến công tác quản lý, nghiên cứu, đào tạo và bảo tồn đa dạng sinh học ở khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

hoi-thao-ung-dung-cong-nghe-vien-tham-gis-ket-hop-voi-du-lieu-sinh-khi-hau-trong-nghien-cuu-va-quy-hoach-bao-ton-da-dang-sinh-hoc-3
Hội thảo quy tụ các nhà quản lý, nhà khoa học tham gia

Tại Hội thảo các đại biểu đại diện các Bộ, ngành, cơ quan quản lý: Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng Sinh học (Bộ Tài nguyên và Môi Trường), Vụ Quản lý Rừng đặc dụng, phòng hộ – Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), Văn phòng Chương trình KHCN Vũ trụ, Văn phòng Chương trình Tây nguyên 3 (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), Văn phòng Chương trình Tây Nam Bộ (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) cùng đại diện các Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ; đại diện các đơn vị nghiên cứu – đào tạo; đại diện các tổ chức bảo tồn và tài trợ; đại diện một số BQL rừng đặc dụng và rừng phòng hộ ở khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, thảo luận, trao đổi những vấn đề trọng tâm nhằm làm sáng tỏ những mục tiêu đề tài nghiên cứu.


Theo Mỹ Bình/ Báo Tài Nguyên & Môi Trường

Tags Hội thảo Ứng dụng công nghệ viễn thám GIS bảo tồn đa dạng sinh học Tây Nguyên Nam Trung Bộ

Các tin khác

Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.

Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.

Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.

Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục