Áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất cà phê

  • Cập nhật: Thứ bảy, 29/10/2022 | 9:42:31 AM

QLMT - Thông qua Chương trình Nescafé Plan, các hộ dân sản xuất cà phê ở Tây Nguyên đang triển khai áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất, đem lại nhiều lợi ích cả về kinh tế lẫn môi trường.

Áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất cà phê
Áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất cà phê

Sáng kiến do Nestlé phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn triển khai. Sáng kiến này được thực hiện từ năm 2011 nhằm nâng cao năng suất, chất lượng của cà phê Việt Nam thông qua canh tác bền vững, nâng cao thu nhập cho người nông dân và góp phần giảm phát thải khí nhà kính.

Áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất cà phê - 1
Dự án NESCAFÉ Plan đã góp phần cải tạo 36.000 hecta diện tích cà phê già cỗi tại khu vực Tây Nguyên thông qua hoạt động tái canh. Ảnh: ITN

Canh tác cà phê đem lại thu nhập khá ổn định cho người dân Tây Nguyên, nhưng canh tác cà phê cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều hệ lụy về môi trường như tiêu tốn nước ngầm, xói mòn và bạc màu đất, ô nhiễm môi trường do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không an toàn. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều hộ dân tại Tây Nguyên đã biết cách sử dụng chế phẩm sinh học làm từ chính phụ phẩm cà phê để chăm sóc cây, biết cách cân đối lượng nước tưới tiêu thích hợ, xen canh cây màu trong vùng canh tác cà phê góp phần tăng thu nhập cho người nông dân và cải tạo đất hiệu quả.

Thành công lớn nhất từ chương trình này là các nguyên liệu thải ra trong quá trình sản xuất cà phê bao gồm bã cà phê và cát thải lò hơi thay vì thải ra môi trường thì được tận dụng làm nguyên liệu tái chế hữu ích. Các nguyên liệu này được sản xuất theo chu trình tuần hoàn, cụ thể: Bã cà phê được tách ra sau khi chế biến được sử dụng làm chất đốt nhiên liệu sinh khối (biomas) cho lò hơi, làm giảm đồng thời tiêu thụ khí nén tự nhiên (CNG) và giảm thải khí CO2 gây ô nhiễm môi trường. Cát thải lấy từ lò hơi sẽ được cung cấp cho nhà sản xuất gạch tại địa phương, làm nguyên liệu sản xuất gạch không nung phục vụ cho các công trình xây dựng.

Áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất cà phê - 2 
Gạch không nung làm từ nguyên liệu cát thải trong lò hơi sản xuất cà phê. Ảnh: ITN

Triển khai từ năm 2014, đến nay, đã có gần 5 triệu viên gạch không nung được sản xuất từ bã cà phê đạt tiêu chuẩn quốc gia trong ngành xây dựng và được ứng dụng rộng rãi ở các công trình dân dụng lẫn công nghiệp.

---------------------------------------
Những thành tựu chính mà chương trình Nescafé Plan đạt được tại Việt Nam:

- Giúp hơn 21.000 hộ nông dân tiếp cận và thực hành sản xuất cà phê theo bộ tiêu chí 4C và hỗ trợ cây giống cho 15.000 hộ nông dân mỗi năm ở các tỉnh Tây Nguyên (giai đoạn từ năm 2011-2021).

- Phân phối 63 triệu cây cà phê có năng suất cao và kháng bệnh; tái canh 63.000 ha diện tích cà phê già cỗi.

- Thực hiện hơn 330.000 buổi đào tạo về canh tác cà phê bền vững.

- Giảm 40% lượng nước tưới và 20% phân hóa học / thuốc trừ sâu.

- Thành lập 274 nhóm nông dân, trong đó 30% trưởng nhóm nông dân là nữ.

- Giúp nông dân tăng từ 30-100% thu nhập nhờ áp dụng các mô hình xen canh hợp lý. 86% số trang trại trồng đa dạng với trung bình 3 loài cây và năng suất cao hơn 15% so với năng suất trung bình của cả nước.

- Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất để bảo vệ sức khỏe và độ phì nhiêu của đất. Điều này dẫn đến tỉ lệ hấp thụ carbon cao hơn và tỉ lệ phát thải thấp hơn cũng như cải thiện đa dạng sinh học.

- Giúp nông dân tăng từ 30-100% thu nhập nhờ áp dụng các mô hình xen canh hợp lý.

Tú Anh