Hướng đến thành phố sinh thái vùng sông nước

  • Cập nhật: Thứ tư, 17/2/2021 | 10:22:49 AM

QLMT - Nghị Quyết 59 của Bộ Chính trị đề ra mục tiêu xây dựng và phát triển Cần Thơ thành thành phố sinh thái, văn minh, hiện đại, mang đậm bản sắc sông nước vùng đồng bằng sông Cửu Long ( ĐBSCL) trên cơ sở khai thác, phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế của thành phố, nhất là vai trò trung tâm, vị trí cửa ngõ vùng hạ lưu sông Mê Công.

Thành phố sẽ triển khai thí điểm trung tâm điều hành thông minh (IOC) tập trung vào các lĩnh vực: giám sát - điều hành chỉ tiêu kinh tế - xã hội, chỉ tiêu báo cáo - thống kê lĩnh vực y tế, giao thông, du lịch, hệ thống tiếp nhận và phân tích ý kiến người dân, hệ thống giám sát thông tin trên môi trường mạng, giám sát an toàn - an ninh thông tin. "Trung tâm điều hành thông minh IOC cung cấp cho lãnh đạo chính quyền cách nhìn toàn diện, tập trung về các hoạt động đang tiếp diễn, thực hiện giám sát và quản lý chất lượng một cách tổng thể; cho phép phân tích dữ liệu lớn, hỗ trợ ra quyết định, xây dựng phương án tổ chức, quy chế, chính sách điều hành với các tình huống cụ thể”, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ cho biết.

Ứng phó biến đổi khí hậu

        Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 17-2-2005 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thành phố Cần Thơ đã khai thác và phát huy tốt các tiềm năng, lợi thế cho phát triển; kinh tế tăng trưởng khá với chất lượng tăng trưởng được nâng lên, đạt mức 7,27%/năm, cao hơn mức trung bình cả nước. Năm 2019, quy mô nền kinh tế tăng bảy lần so năm 2005; GRDP đạt 88,3 triệu đồng/năm, tăng bảy lần so năm 2005; ngân sách tự cân đối và có điều tiết về Trung ương; từng bước trở thành một trong những động lực tăng trưởng của vùng ĐBSCL. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ và công nghiệp là chủ đạo. Công tác quy hoạch và phát triển đô thị được thực hiện tốt, trở thành đô thị loại I trực thuộc Trung ương; hướng tới là đô thị hạt nhân của vùng ĐBSCL và là một trong sáu đô thị trọng điểm thực hiện Đề án phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH).

Kết cấu hạ tầng đô thị, đặc biệt là hạ tầng giao thông được cải thiện, kết nối mạng lưới đô thị vùng, góp phần giúp Cần Thơ thực hiện vai trò đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế. Công tác khai thác, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, ứng phó BĐKH được tích cực triển khai. Hợp tác quốc tế và liên kết vùng, đặc biệt là hợp tác phát triển kinh tế trọng điểm ĐBSCL được thúc đẩy, bước đầu đạt được kết quả tích cực. Văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị luôn được quan tâm, quốc phòng - an ninh được bảo đảm vững chắc.

Đồng chí Lê Quang Mạnh, Bí thư Thành ủy Cần Thơ cho biết, ngày 5-8-2020, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 59-NQ/TW về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với mục tiêu "Xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trở thành thành phố sinh thái, văn minh, hiện đại, mang đậm bản sác văn hóa sông nước vùng ĐBSCL; là trung tâm của vùng về dịch vụ thương mại, du lịch, logistics, công nghiệp chế biến, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu, khoa học - công nghệ, văn hóa, thể thao; là đô thị hạt nhân vùng ĐBSCL; đời sống vật chất và tinh thần của người dân đạt mức cao; tổ chức đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; quốc phòng an ninh được bảo đảm vững chắc vào năm 2030 và thuộc nhóm các thành phố phát triển khá ở châu Á vào năm 2045”.

Việc ban hành Nghị quyết khẳng định quan điểm của Đảng về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của Cần Thơ trong vùng ĐBSCL và cả nước; giúp đổi mới tư duy, tạo sự thống nhất trong tư tưởng và nhận thức của cả hệ thống chính trị, động viên nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, là sức mạnh tổng họp, mở đường cho việc đưa ra những khâu đột phá, chương trình trọng điểm, giải pháp mới và thu hút nguồn lực, cả vật chất và tinh thần, phục vụ sự phát triển cho thành phố Cần Thơ, đóng góp vào sự phát triển của vùng và của cả nước.

Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tăng 1,08% so năm 2019. Các khu chế xuất và công nghiệp thu hút ba dự án mới, tổng vốn đầu tư 5,66 triệu USD; điều chỉnh năm dự án tăng vốn 0,7 triệu USD, tám dự ángiảm vốn 4,77 triệu USD. Lũỵ kế đến nay có 251 dự án còn hiệu lực, thuê 397,3 ha đất công nghiệp, tổng vốn đầu tư đăng ký 1.766 triệu USD, vốn đầu tư đã thực hiện 1.119 triệu USD, chiếm 63,36% tổng vốn đầu tư đăng ký, tạo việc 35.461 lao động tại các khu công nghiệp.

Thương mại, dịch vụ: Phát triển với nhiều loại hình đa dạng, giữ vai trò đầu mối, tác động tích cực đến các lĩnh vực khác phát triển và từng bước tạo lập vai trò trung tâm: tài chính, thương mại - dịch vụ, logistics, giáo dục, đào tạo nghề, y tế, khoa học - công nghệ,... của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tổng mức hàng hóa bán lẻ và dịch vụ luôn đứng đầu vùng ĐBSCL và thứ ba các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ước năm 2020 thực hiện 146.511,9 triệu đồng, đạt 97,64% KH, tăng 9,06% so năm 2019.

Chương trình xây dựng nông thôn mới đã tạo được sự đoàn kết, đồng thuận trong nhân dân, doanh nghiệp và chính quyền các cấp, trở thành phong trào sôi nôi ở nông thôn, nhiều hoạt động đi vào thực chất, có chiều sâu, hiệu quả tốt. Hiện nay, đã có 36/36 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 100%), 4/4 huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới, hoàn thành trước một năm so với Nghị quyết đề ra. Ban Chỉ đạo thành phố thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2020 theo kế hoạch.

TAM CHÚC – ĐIỂM ĐẾN HẤP DẪN VÀ 
THÂN THIỆN

Đến với Tam Chúc du khách sẽ được hòa mình trong cảnh núi non hùng vĩ, được nghe những câu chuyện huyền thoại gắn liền hàng nghìn năm với địa danh nơi đây, những nét hoang sơ, tự nhiên, sơn thủy hữu tình, nơi đất Phật cõi trần gian. Nơi lưu giữ những dấu tích huyền thoại của các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần cùng dấu chân của Thiền sư Nguyễn Minh Không trên bước đường xây dựng chùa, tu hành cứu nhân độ thế của ngài.

Đến với Khu du lịch sinh thái văn hóa tâm linh Tam Chúc, du khách sẽ được chiêm ngưỡng sự kỳ vĩ của núi non, sông hồ theo đường bộ và đường thủy qua lộ trình: Dọc theo trục chính chùa Tam Chúc từ cao xuống gồm: Chùa Ngọc - Điện Tam Thế - Điện Giáo Chủ - Điện Quan Âm - Cổng Tam Quan nội - Trung tâm Hội nghị quốc tế.

Khu du lịch quốc gia Tam Chúc có diện tích 5.000 ha, là vùng đất địa linh bởi địa thế lưng tựa vào núi, mặt nhìn ra hồ, phong cảnh sơn thủy hữu tình, nơi đây được ví như chốn bồng lai tiên cảnh.

Tam Chúc cách Thủ đô Hà Nội khoảng hơn 60 km về phía Tây Nam, thuộc thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Tam Chúc nằm ở vị trí đặc biệt, điểm kết nối giữa Khu du lịch Chùa Hương (Hà Nội) với Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long (Ninh Bình); Khu văn hóa tâm linh núi chùa Bái Đính; Khu du lịch sinh thái Tràng An, Tam Cốc - Bích Động (thuộc Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình) tạo thành Quần thể các khu du lịch tâm linh, sinh thái ngập nước nối liền giữa ba tỉnh, thành phố trong cả nước.

Chùa Tam Chúc là đại diện cho sự kết hợp giữa quá khứ và hiện tại, giữa nền văn hóa phương Đông và phương Tây dựa trên nền tảng Phật giáo, thể hiện qua bàn tay khéo léo, tinh tế của những nghệ nhân điêu khắc đến từ Việt Nam và quốc gia Ấn Độ, Indonesia.

Khách xá Tam Chúc có 170 phòng được thiết kế tinh tế và trang nhã mang đậm nét kiến trúc phương Đông, hài hòa với đặc trưng kiến trúc Phật giáo của Việt Nam. 

Quần thể khu du lịch sinh thái Tam Chúc đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Khu du lịch quốc gia theo Quyết định số 201/QĐ-TT ngày 22-01-2013. Tháng 5-2019, Chùa Tam Chúc là nơi đăng cai tổ chức thành công Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2019; Chùa Tam Chúc phấn đấu sẽ là ngôi chùa lớn nhất thế giới trong tương lai.

ĐƯỜNG ĐẾN ĐÔ THỊ XANH, THÔNG MINH VÀ 
ĐÁNG SỐNG

Trong nhiệm kỳ 2015 -2020, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), sự đoàn kết, đồng lòng của Chính quyền, quân và dân thành phố, Vũng Tàu đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Vũng Tàu hướng tới mục tiêu trở thành đô thị xanh - sạch- đẹp. 

Các ngành kinh tế tăng trưởng khá và ổn định, với mức tăng trưởng bình quân đạt 12%/năm. Thu ngân sách hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu. Kinh tế phát triển là tiền đề quan trọng để đầu tư phát triển địa phương và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Chất lượng giáo dục của thành phố Vũng Tàu luôn duy trì vị trí dẫn đầu trong toàn tỉnh. Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân đuợc quan tâm. Các vấn đề an sinh xã hội được bảo đảm. Trong 5 năm, thành phố đã đầu tư hơn 8.200 tỷ đồng cho các công trình xây dựng cơ bản để phục vụ phát triển kinh tế, chỉnh trang đô thị và chăm lo các mặt văn hóa, y tế, giáo dục... Đầu năm 2020, thành phố Vũng Tàu được Hiệp hội các quốc gia Đông - Nam Á trao tặng danh hiệu "Thành phố du lịch sạch ASEAN”.

huong-den-thanh-pho-sinh-thai-vung-song-nuoc-2
Phối cảnh dự án Aqua City quy mô gần 1.000 ha, được bao bọc bởi hệ thống các con sông lớn.

Công tác xây dựng Đảng và củng cố hệ thống chính trị đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ: Đảng bộ luôn đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh. Đội ngũ cán bộ, đảng viên giữ vững tư tưởng chính trị và phẩm chất đạo đức cách mạng, từng bước được chuẩn hóa về trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị và tinh thần phục vụ nhân dân. Bộ máy chính quyền thường xuyên được kiện toàn về tổ chức, hiệu quả trong hoạt động quản lý, điều hành.

Triển khai các Chương trình, kế hoạch của Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành ủy, UBND thành phố Vũng Tàu đã xây dựng Kế hoạch nâng cao chất lượng cuộc sống người dân với các giải pháp như: nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân về thể chất và tinh thần; nâng cao dân trí, đời sống văn hóa tinh thần; xây dựng xã hội học tập và phát triển văn hóa đọc trong nhân dân; bảo vệ môi trường sinh thái, tạo dựng môi trường sống trong lành, an toàn, thân thiện; nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân của các cơ quan Nhà nước; tạo điều kiện cho người dân phát huy năng lực, tiến bộ, phát triển và tham gia giao lưu, hội nhập quốc tế... Tính đến nay, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới của tỉnh chỉ còn 0,6%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra và không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia (trừ đối tượng bảo trợ xã hội). Trong 5 năm qua thành phố đã giải quyết việc làm cho 46,435 lao động, đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra.

Song song đó, Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung 1/10.000 thành phố Vũng Tàu đến năm 2035 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trên cơ sở quy hoạch chung, thành phố Vũng Tàu đã và đang lập, điều chỉnh 10 quỵ hoạch phân khu 1/2.000; hoàn thiện hồ sơ quy hoạch chi tiết 1/500 đối với một số dự án quan trọng, làm cơ sở cho việc chỉnh trang đô thị và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

 Đồng chí Trần Đình Khoa, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Vũng Tàu cho biết: Với quyết tâm "Xây dựng Đảng bộ thật sự trong sạch - vững mạnh, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân; phát huy mọi nguồn lực để phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống ngươi dân; phấn đấu đưa thành phố Vũng Tàu trở thành đô thị du lịch biển phát triển văn minh và bền vững”, trong nhiệm ky 2020 - 2025, bên cạnh việc xây dựng Đảng bộ thành phố thật sự trong sạch, vững mạnh, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, thành phố Vũng Tàu luôn xác định nhiệm vụ phát triển kinh tế là trọng tâm, đặc biệt chú trọng phát huy các nguồn lực trong xã hội để đầu tư phát triển, nhất là phát triển kinh tế tư nhân và thúc đẩy phong trào khởi nghiệp. Thành phố Vũng Tàu cũng tập trung xây dựng thành công đề án đô thị thông minh, huớng đến mục tiêu đáp ứng nhanh nhất, hiệu quả nhất những yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân, để Vũng Tàu thật sự trở thành một nơi đáng sống, một đô thị thông minh, xanh-sạch-đẹp.

LONG AN QUYẾT ĐỘT PHÁ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020 - 2025) với khẩu hiệu hành động "Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Năng động - Phát triển” đã thống nhất thông qua mục tiêu tổng quát của nhiệm kỳ mới, trong đó tập trung "Tạo bươc đột phá để tỉnh Long An phát triển nhanh và bền vững. Đến năm 2025, giữ vững vị trí dẫn đầu Vùng đồng bằng sông Cửu Long và phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển khá trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”. Đây là mong muốn, đồng thời cũng là động lực, nhiệm vụ đặt ra để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh chung sức, đồng lòng đổi mới tư duy phát triển, hành động quyết liệt hiệu quả hơn, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, biến thách thức thành cơ hội, tận dụng tốt các thành tựu đã đạt được, bằng hướng đi đúng đắn với quyết tâm chính trị cao đưa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh sớm đi vào đời sống.

Tập trung thực hiện ba chương trình đột phá, ba công trình trọng điểm của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI. Chủ động ứng phó với thiên tai, hạn mặn, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, nâng cao chất lượng gắn với chuỗi giá trị hàng hóa và Đề án mỗi xã một sản phẩm. Tiếp tục thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới theo lộ trình. Chú trọng đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ phát triển. Tăng cường liên kết, hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa Long An với các tỉnh trong vùng, nhất là với thành phố Hồ Chí Minh, trong đó tập trung triển khai thực hiện các quy hoạch, đầu tư hạ tầng giao thông tạo sự kết nối đồng bộ. Tiếp tục cải thiện hiệu quả môi trường đầu tư và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, đẩy mạnh đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tăng hộ khá, giảm hộ nghèo bền vững. Đồng thời kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh, tăng cường các hoạt động đối ngoại; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân nhằm tạo bước đột phá để tỉnh Long An phát triển nhanh và bền vững, đến năm 2025, giữ vững vị trí dẫn đầu Vùng đồng bằng sông Cửu Long và phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển khá trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ VỊ THANH (HẬU GIANG)
VĂN MINH

Dựa trên tình hình thực tế  và dự báo cho những năm tiếp theo, Đảng bộ Hậu Giang chúng tôi cũng đã xác định rõ phương hướng, mực tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu và giải pháp cụ thể để phát triển thành phố trong nhiệm kỳ 2020-2025. Mục tiêu đặt ra là tiếp tục xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh; huy động tối đa mọi nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, ưu tiên phát triển thương mại, dịch vụ và công nghiệp; nâng cao đời sống nhân dân; xây dựng thành phố phát triển theo hướng đô thị văn minh, thân thiện.

Theo đó, nhiệm vụ của Đảng bộ thành phố là duy trì tốc độ phát triển kinh tế; huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, từng bước nâng chất và hoàn thiện hạ tầng đô thị, nông thôn theo hướng hiện đại. Tập trung kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng, thương mại - dịch vụ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng. Xây dựng Đảng bộ, hệ thống chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Phát huy vai trò nêu gương trách nhiệm của người đứng đầu. Năng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính và xây dựng chính quyền điện tử thân thiện, thành phố thông minh.

Đặc biệt là Đảng bộ chúng tôi đề ra và sẽ thực hiện hiệu quả ba nhiệm vụ đột phá, đó là: Nâng chất lượng nguồn nhân lực gắn với phát triển hiệu quả hoạt động chính quyền, xây dựng chính quyền điện tử để đồng hành, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Phát triển đông bộ hạ tầng kinh tế- xã hội, trong đó tập trung công tác giải phóng mặt bằng, cải thiện mạng lưới giao thông thủy, bộ, nhất là khu vực nông thôn. Đẩy mạnh kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển doanh nghiệp và hợp tác xã.

TẤM LÒNG CỦA GIA ĐÌNH DOANH NHÂN – CỰU CHIẾN BINH

Hơn 10 năm qua, bằng tất cả tình yêu với rừng nơi Chiến khu D, vợ chồng doanh nhân - cựu chiến binh Phạm Công Trường và Nguyễn Thị Hồng Tươi đã dồn tâm lực, tổ chức quản lý, bảo vệ 512 ha rừng tại Tiểu khu 379, xã Tân Hòa, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước. Không những vậy, hằng năm gia đình còn trích hàng tỷ đồng làm công tác thiện nguyện, góp phần thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, giúp người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống, làm lan tỏa các giá trị nhân đạo tích cực trong cộng đồng xã hội.

Cùng đồng đội giữ lá phổi xanh

Trở về từ chiến trường, CCB Phạm Công Trường cùng vợ là CCB Nguyễn Thị Hồng Tươi lại bước vào một cuộc chiến mới đó là "cuộc chiến giữ rừng”. Để bảo vệ cánh rừng, nơi đã một thời che bộ đội, vây quân thù để quân dân ta chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trong những năm tháng chiến tranh, bà Tươi cùng chồng mình đã xung phong bảo vệ rừng chiến khu D tại tiểu khu 379 Mã Đà, xã Tân Hòa, huyện Đồng Phú, Bình Phước.

Để làm được điều này, bằng nguồn tài chính của gia đình, vợ chồng bà Tươi đã mạnh dạn thành lập Công ty TNHH sản xuất - thương mại, dịch vụ (SX - TM - DV) B58 với mục đích xây dựng góp phần gìn giữ bảo vệ hơn 512 ha rừng Chiến khu D, đồng thời vận động những CCB có chung niềm yêu rừng tham gia bảo vệ rừng. Bà Tươi cho biết thêm: Ngày mới thành lập, công ty gặp không ít khó khăn trong việc tìm bảo vệ. Muốn họ tâm huyết, gắn bó và yên tâm bảo vệ rừng thì trước hết công ty phải bảo đảm chăm lo được đời sống cho họ.

Hàng chục năm qua, vợ chồng bà Tươi cùng với đồng đội của mình đã bảo vệ, quản lý tốt hơn 512 ha rừng chiến khu D. Thành quả giữ hơn 512 ha rừng này của tập thể Công ty TNHH SX - TM - DV B58 đã được UBND tỉnh và các cơ quan chức năng Bình Phước đánh giá "đây là khu rừng nguyên sinh được bảo vệ tốt, rừng phát triển ổn định”. Chia Sẻ với chúng tôi, bà Tươi nói Để góp phần gìn giữ cánh rừng còn nguyên sơ như ngày nay, suốt 10 năm qua trung bình mỗi năm gia đình bà bỏ ra hàng tỷ đồng để trả lương cho cho lực lượng bảo vệ, vốn túc trực tại các trạm chốt và tuần hành thựờng xuyên trong khu rừng, nhằm giữ vững an ninh, phòng, chống cháy rừng, tránh lâm tặc lấy trộm gỗ và săn bắt động vật hoang dã.

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Phước đã chính thức chấp thuận chủ trương cho Công ty TNHH SX - TM - DV B58 được thực hiện dự án đầu tư quản lý bảo vệ rừng kết hợp du lịch sinh thái, trên cơ sở vẫn tiếp tục gìn giữ diện tích đất rừng hiện có. Với sự quyết tâm và nỗ lực cao độ của tập thể ban lãnh đạo công ty, nơi đây hứa hẹn sẽ là một điểm đến lý tưởng, là khu vui chơi giải trí của du khách trong và ngoài tỉnh, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch tỉnh Bình Phước.

Cho đi là còn mãi...

Không chỉ quản lý, bảo vệ rừng hiệu quả, vợ chồng CCB Phạm Công Trường và Nguyễn Thị Hồng Tươi cùng các con còn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản. Do có tư duy kinh tế nhạy bén, lại nắm vững các chính sách, pháp luật của Nhà nước nên các hoạt động kinh doanh của gia đình đều mang lại hiệu quả. Bà Tươi cho biết: Kinh doanh là hướng tới lợi nhuận, nhưng với tôi kinh doanh không đơn thuần có lợi cho mình mà phải mang lại nhiều lợi ích, ý nghĩa xã hội. vợ chồng tôi luôn tâm niệm "cho đi là còn mãi” vì vậy, hằng năm gia đình đều trích một phần lợi nhuận hàng tỷ đồng để làm từ thiện, tri ân các đồng đội ngã xuống, hỗ trợ các thương binh, bệnh binh, Mẹ Việt Nam Anh hùng và người dân nghèo. Riêng trong năm 2020, gia đình bà đã dành gần 10 tỷ đồng để ủng hộ cho đồng bào lũ lụt miền trung và các Quỹ phòng, chống đại dịch Covid-19.

Bên cạnh việc làm từ thiện xã hội, năm qua với vai trò là Chủ tịch Hiệp hội doanh nhân CCB tỉnh Bình Phước, bà Tươi còn vận động hội viên vượt khó vươn lên, chăm chỉ lao động sản xuất, kinh doanh. Tính đến nay, toàn tỉnh có hơn 200 CCB đạt danh hiệu CCB sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Hằng năm, bà Tươi còn cùng với Ban Chấp hành Hội xây dựng kế hoạch, vận động các nhà hảo tâm tổ chức các hoạt động thiết thực hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Gia đình bà Tươi rất quan tâm đến công tác hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Tiêu biểu, ngày 10-1-2021 vừa qua, tại chương trình "Mùa xuân cho em lần thứ 14” được tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội, bà Tươi đã đại diện cho Công ty TNHH SX - TM - DV B58 trao tặng phần quà trị giá 1 tỷ đồng cho Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, qua đó góp một phần sức lực giúp các em vươn lên để hiện thực hóa những ước mơ giản dị trong cuộc sống.

Lời kết...

Một chút se lạnh thoáng qua báo hiệu mùa xuân đã về trên mảnh rừng B58 này, mùa xuân mang đến sự xanh tươi, cây rừng đâm chồi nảy lộc, ở một nơi nào đó nơi đây, chúng ta cảm nhận được sự ấm áp của tình người, của nỗ lực giữ rừng phi thường của các CCB kiên cường bất khuất dù trong chiến trường hay thời bình.

Khu rừng B58 hiện có 135 loài cây thuộc 15 loài được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là "Cây di sản” Việt Nam. Trong rùng đang có hàng nghìn cây cổ thụ như bằng lăng, gõ mật, kơ nia, huỳnh đường, da, trường, bình linh... Nhiều cây có chiều cao từ 20 đến 35 m, đường kính 4 đến 6m.

Tài liệu tham khảo:

1. Thiên Phú "Hướng đến thành phố sinh thái vùng sông nước”. Nhân dân Tân Sửu 2021.

2. Nguyễn Nam "Đường đến đô thị xanh, thông minh và đáng sống”. Nhân dân Tân Sửu 2021.

3. Lê Thẩm "Tấm lòng của gia đình doanh nhân – cựu chiến binh”. Nhân dân Tân Sửu 2021.


PGS.TS Nguyễn Đức Khiển
Nguyên Giám đốc Sở KH-CNMT Hà Nội