Mùi hôi kinh khủng nhất thế giới, nặng mùi hơn cả rác thải để lâu ngày

  • Cập nhật: Thứ ba, 9/2/2021 | 2:29:17 PM

QLMT - Mùi hôi này có thể khiến cho cả một thị trấn phải sơ tán vì không thể chịu được mùi của nó.

mui-hoi-kinh-khung-nhat-the-gioi-nang-mui-hon-ca-rac-thai-de-lau-ngay-1
Mùi hôi khó chịu nhất thế giới (Ảnh: OC)

Rác thải để trong thùng rác lâu ngày dưới trời nóng bức mùa hè, nước thải hay mùi nhà vệ sinh công cộng đều là những mùi hôi đặc trưng khiến cho con người chúng ta cảm thấy khó chịu mỗi khi ngửi thấy. Tuy nhiên những mùi khó chịu trên vẫn chưa là gì so với một loại mùi hôi sắp được đề cập ở bên dưới đây.

Vâng và mùi hôi chúng ta chuẩn bị nhắc đến đó chính là mùi của một hóa chất hiếm có tên là thioacetone. Phân tử đơn giản này rất khó có thể sản xuất bởi nó chỉ được duy trì ở nhiệt độ dưới -20 độ C. Khi ở nhiệt độ lý tưởng này, nó sẽ kết thành khối và tạo thành một chất rắn với tên gọi trithioacetone.

Vậy vì sao mùi hôi này lại xứng đáng là "đệ nhất" của những mùi hôi? Câu chuyện bắt nguồn từ năm 1889 khi đó các công nhân tại một nhà máy ở thành phố Freiberg của Đức đã cố gắng sản xuất ra loại hóa chất đơn giản nhưng có sức sát thương cao. Và rồi họ đã vô tình tạo ra một hóa chất có một mùi hôi vô cùng khó chịu. Mùi hôi này lan ra khắp thị trấn nơi họ làm việc, khiến cho nhiều người phải nhất xỉu, nôn mửa và phải sơ tán trong sự hoảng loạn.


mui-hoi-kinh-khung-nhat-the-gioi-nang-mui-hon-ca-rac-thai-de-lau-ngay-2
Thioacetone có một mùi hôi rất khó chịu (Ảnh: OC)

Một sự việc tương tự cũng xảy ra vào năm 1967 khi hai nhà nghiên cứu người Anh Victor Burnop và Kenneth Latham đã cố gắng sử dụng thioketon để tạo ra một loại polyme mới. Tuy nhiên hai nhà nghiên cứu này đã vô tình để hở một chai đựng cặn thioketon và hậu quả là những người làm việc tại tòa nhà cách đó cả trăm mét rơi vào tình trạng buồn nôn, ói mửa khi ngửi thấy mùi này.

Theo các nhà khoa học tại trạm nghiên cứu Eso cho biết: "Gần đây chúng tôi đã phát hiện ra một loại mùi rất "đặc biệt". Loại mùi này có thể khiến cho các đồng nghiệp làm việc trong một tòa nhà cách đó khoảng 180 mét cảm thấy buồn nôn và mệt mỏi khi ngửi phải".

Vào đầu những năm 1960, khi Giáo sư Roland Mayer tại Đại học Công nghệ Dresden, Đức bắt tay tìm kiếm một nhóm hợp chất hóa học có chứa lưu huỳnh thơm được gọi là thioketones, ông đã biết về đặc tính hôi thối của thioacetone nhưng ông vẫn phải ngạc nhiên vì mùi hôi thực sự của nó. Ông cho biết mùi của thioketones là một mùi không thể diễn tả được. Điều thú vị là thioacetone không phải là một hóa chất có cấu trúc phức tạp nhưng dường như không ai biết được lý do vì sao nó lại có mùi hôi đến vậy. Nhiều khả năng lưu huỳnh chính là nguyên nhân gây ra mùi hôi này tuy nhiên các nhà nghiên cứu không thể giải thích được vì sao nó lại có mùi "nặng" hơn rất nhiều so với các chất khác.

Nhà hóa dược học Derek Lowe chia sẻ với Sciencemag: "Nó chỉ đơn thuần là một mùi hôi thối. Tuy nhiên tần suất bốc mùi liên tục của nó khiến con người không thể chịu được. Nó khiến nhiều người vô tình hít phải sẽ bị choáng. Nó ám ảnh đến mức người ta nghĩ rằng mùi hôi thối này đến từ một năng lực siêu nhiên nào đó".

Trải qua hàng chục ngàn năm, chúng ta đã có thể ngửi thấy các chất có chứa lưu huỳnh với lượng 1 phần tỷ hoặc thậm chí 1 phần ngàn tỷ, tương đương với nửa thìa cà phê đường trong một bể bơi nước cỡ Olympic. Với thioacetone, khứu giác của chúng ta thậm chí còn bị tác động mạnh mẽ hơn thế. Các nhà nghiên cứu cho biết: " Bất kể tác dụng của việc pha loãng, mùi sẽ xuất hiện, bởi vì các nhà nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã không ngửi thấy mùi khó chịu. Trong quá trình thử nghiệm, họ đã thực hiện cách xa những người quan sát khác trong phòng thí nghiệm tới 400 mét và nhỏ một giọt trithioacetone lên gương quan sát của tủ hút. Mùi hôi được phát hiện sau đó chỉ trong vài giây".

Tệ hơn nữa, mùi thioacetone đặc biệt dai dẳng trong một thời gian dài. Nói cách khác, nó có thể phải mất nhiều ngày để biến mất . Do đó, nếu không muốn gặp phải những vấn đề về sức khỏe, có lẽ bạn không nên tò mò về mùi này.


Theo Minh Quang/ viettimes.vn