Lồng ghép phòng, chống thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội

  • Cập nhật: Thứ hai, 14/6/2021 | 4:54:19 PM

Đây là đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại dự thảo Thông tư hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế-xã hội.

Long-ghep-phong-chong-thien-tai-vao-ke-hoach-phat-trien-kinh-texa-hoi-1
Xây dựng các công trình thủy điện cần đảm bảo phòng chống thiên tai, lũ lụt. Ảnh minh họa

Theo dự thảo, các biện pháp phòng, chống thiên tai được lựa chọn để lồng ghép gồm: Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động của thiên tai đến quá trình phát triển kinh tế-xã hội; biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường; biện pháp xây dựng hệ thống hạ tầng kết hợp mục tiêu phòng, chống thiên tai.
Dự thảo nêu rõ việc lồng ghép các biện pháp phòng, chống thiên tai vào Kế hoạch được thực hiện như sau: Bố trí, sắp xếp lại dân cư nhằm tránh những vùng có nguy cơ xảy ra thiên tai lồng ghép vào định hướng, nhiệm vụ phát triển không gian kinh tế - xã hội; định hướng, nhiệm vụ phát triển hệ thống đô thị và nông thôn.

Điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp, cơ cấu mùa vụ để bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng loại thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai lồng ghép vào định hướng, nhiệm vụ sử dụng đất.

Đầu tư, nâng cấp và điều chỉnh công trình xây dựng có xem xét đến phòng, chống thiên tai lồng ghép vào định hướng, nhiệm vụ phát triển đô thị và nông thôn.

Đầu tư, nâng cấp các công trình phục vụ sản xuất và đời sống như giao thông, thủy lợi, cấp thoát nước, đê điều, nơi neo đậu tàu thuyền có xem xét đến phòng chống, thiên tai lồng ghép vào định hướng, nhiệm vụ phát triển hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật. Đầu tư, nâng cấp các công trình chuyên dùng cho mục đích phòng, chống thiên tai.

Về lồng ghép vốn thực hiện, dự thảo quy định xác định rõ tổng nhu cầu vốn thực hiện các nội dung, khối lượng công việc của từng biện pháp được lồng ghép. Phân bổ tổng nhu cầu vốn và bố trí nguồn vốn để thực hiện từng biện pháp phòng, chống thiên tai được lồng ghép. Nhóm biện pháp công trình khi lồng ghép vào Kế hoạch có sử dụng ngân sách Nhà nước được lập thành danh mục dự án đầu tư theo quy trình lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm.

Nguồn vốn cho lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai bao gồm nguồn vốn từ ngân sách nhà nước; Quỹ phòng, chống thiên tai; nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân; nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.


Theo Lan Phương/ baochinhphu.vn

Tags thiên tai Bộ Kế hoạch và Đầu tư kinh tế-xã hội

Các tin khác

Theo các chuyên gia, ngoài việc hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế thì việc các dự án phát triển hạ tầng giao thông, thậm chí là dự án thoát nước chậm triển khai cũng là nguyên nhân khiến công tác tiêu thoát nước, phòng chống ngập úng gặp nhiều khó khăn.

Liên quan đến việc xây đập dâng trên sông Hồng, đại biểu Quốc hội Phạm Quang Huân cho biết khi làm đập dâng trên sông Hồng sẽ thay đổi dòng chảy, từ đó làm ảnh hưởng tới sinh thái phía hạ lưu, nguy cơ nước mặn sẽ xâm nhập trở lại. Vì vậy, cơ quan chuyên môn cần phải nghiên cứu, đánh giá để tìm ra phương án tối ưu...

Tiếp theo bài viết 'Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch điện 8' đăng trên Tuần Việt Nam/VietNamNet, trong phạm vi bài viết này sẽ tập trung phân tích các vấn đề về điện rác ở Thành phố Hồ Chí Minh trong Quy hoạch điện 8.

Đi kèm với lợi ích của việc sử dụng năng lượng mặt trời là sự tăng lên đáng kể của lượng rác thải điện tử từ các tấm pin năng lượng mặt trời thải bỏ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục