WB chỉ ra cơ hội và rào cản đối với tuần hoàn nhựa tại Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ hai, 1/11/2021 | 10:23:56 AM

QLMT - Ngân hàng thế giới (WB) vừa công bố báo cáo có tên “Nghiên cứu cho thị trường Việt Nam: Cơ hội và rào cản đối với tuần hoàn nhựa” nhấn mạnh hực trạng tuần hoàn nhựa và đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm tăng tỷ lệ tái chế nhựa tại Việt Nam.

Cơ hội và rào cản đối với tuần hoàn nhựa tại Việt Nam
Mỗi năm, khoảng 3,9 triệu tấn nhựa được tiêu thụ tại Việt Nam. Ảnh: minh hoạ

Theo WB, mỗi năm, khoảng 3,9 triệu tấn nhựa PET, LDPE, HDPE và PP được tiêu thụ tại Việt Nam. Trong số này, 1,28 triệu tấn (33%) được tái chế. Bao bì PET có tỷ lệ thu gom, tái chế (CFR) cao nhất trong số tất cả các loại nhựa chủ yếu, ở mức 50%, vì: số lượng ứng dụng cuối cùng của bao bì PET còn hạn chế so với các loại nhựa khác, nhờ đó đơn giản hóa quá trình thu gom và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu gom dữ liệu cụ thể cho bao bì PET; công nghệ tái chế hiện có và công suất xử lý bao bì PET tương đối cao giúp loại nhựa này "khởi đầu thuận lợi” so với các loại nhựa khác; và tính theo hạng mục riêng, bao bì PET có mức tiêu thụ thấp hơn nhiều so với các loại nhựa khác. Tuy nhiên, tỷ lệ tái chế đối với từng loại nhựa/định dạng bao bì lại rất khác nhau, tùy thuộc vào giá nhựa nguyên sinh, mục đích sử dụng cuối cùng của nhựa tái chế và các yếu tố thị trường khác.

Báo cáo chỉ ra rằng nếu tất cả các loại nhựa sử dụng ở Việt Nam được thu gom và tái chế thành các sản phẩm có giá trị, về lý thuyết tổng giá trị tái chế sẽ tương đương 3,4 tỷ USD mỗi năm. Hiện mới có 25% tổng giá trị vật liệu nhựa, tương đương 872 triệu USD, được giải phóng hàng năm, tính theo tỷ lệ tái chế 33% và thu hồi được 77% giá trị từ tái chế nhựa. Tình trạng này gây thiệt hại 2,2-2,9 tỷ USD giá trị vật liệu tiềm tàng từ tái chế mỗi năm. Có thể tận dụng được cơ hội thị trường tiềm năng này nhờ các khoản đầu tư lớn của khu vực nhà nước và tư nhân để cải thiện việc thu gom/phân loại chất thải, tạo lập môi trường thuận lợi để cải thiện hiệu quả kinh tế của tái chế và các giải pháp can thiệp khác mang tính hệ thống để giải quyết các thất bại của thị trường.

Báo cáo của WB đã đưa ra các giải pháp để Việt Nam có thể giải phóng thêm đáng kể giá trị vật liệu thông qua tái chế nhựa, bao gồm ngắn hạn và dài hạn để có thể tạo môi trường thuận lợi, cải thiện nhu cầu nhựa tái chế tại địa phương và giúp mở rộng quy mô ngành công nghiệp tái chế trong nước nhờ tạo ra cơ hội đầu tư cho khu vực tư nhân.

Các giải pháp được WB đề xuất bao gồm: Thúc đẩy tuần hoàn nhựa thông qua việc kịp thời hoàn thiện các nghị định và thông tư chính hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường; Tăng hiệu quả thu gom và phân loại chất thải nhựa; Cải thiện khả năng tiếp cận tài chính cho các dự án tái chế và hỗ trợ nâng cao năng lực; Khuyến khích sử dụng hàm lượng tái chế trên tất cả các ứng dụng cuối cùng quan trọng; Quy định bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn thiết kế để tái chế đối với tất cả các loại nhựa, đặc biệt là bao bì; Cải thiện sự minh bạch về dữ liệu trên thị trường nhựa; Tăng khả năng tái chế cơ học, hóa học và không khuyến khích thải bỏ nhựa; Thiết lập yêu cầu cụ thể theo ngành để giúp tăng tỷ lệ thu gom và tái chế chất thải nhựa.

Kể từ những năm 1950, việc sử dụng các sản phẩm nhựa đã tăng gấp 20 lần do nhựa có giá thành rẻ, bền và có nhiều ứng dụng. Nhựa được sử dụng phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp ở Việt Nam, bao gồm bao bì, hàng tiêu dùng, điện tử, ô tô, hàng không, dệt may, và nông nghiệp. Năm 2019, ngành nhựa Việt Nam sản xuất 8,89 triệu tấn sản phẩm và có đóng góp ước tính 17,5 tỷ USD cho nền kinh tế quốc gia (tương đương với 6,7% GDP). Tuy nhiên, tình trạng quản lý chất thải nhựa không phù hợp gây ra những hậu quả ngày càng lớn về kinh tế, môi trường và xã hội.

Hà Thắm

Tags Ngân hàng Thế giới WB cơ hội rào cản tuần hoàn nhựa thực trạng giải pháp sản phẩm nhựa

Các tin khác

Sở Xây Dựng TP.HCM vừa công bố báo cáo kết quả thực hiện chương trình chống ngập và xử lý nước thải giai đoạn 2021-2025, cùng kế hoạch thực hiện năm 2024-2025 gửi UBND TP.HCM.

UBND tỉnh Lào Cai đã có văn bản 1576/UBND-XD về việc dừng sử dụng xe ba bánh chạy bằng động cơ điện thu gom, vận chuyển rác thải tại Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị tỉnh Lào Cai.

Bước nhảy vọt chưa từng thấy lên 38,5 độ C ở Nam Cực là điềm báo về thảm họa xảy ra với con người và hệ sinh thái lục địa.

Theo Thông tin từ Phòng Tài nguyên nước, biển, đảo, khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, Sở Tài nguyên và Môi trường, Nghệ An có 29 cơ sở sản xuất, thuộc diện phải kiểm kê phát thải khí nhà kính theo Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg ban hành ngày 18/11/2022.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự