HueWACO tiên phong trong phát triển hệ thống cấp nước thông minh

  • Cập nhật: Thứ sáu, 4/9/2020 | 9:45:41 AM

QLMT - “Cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 - động lực cho sự phát triển các hệ thống cấp nước (HTCN) thông minh, đưa trí tuệ nhân tạo, internet vào quản lý sản xuất kinh doanh ngành nước có hiệu quả”. Đó là chia sẻ của ông Trương Công Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế (HueWACO), UVTV Hội Cấp thoát nước Việt Nam, Chủ tịch Chi hội Cấp nước miền Trung - Tây Nguyên.

Theo ông Trương Công Nam, từ đầu những năm 90, HueWACO đã bước đầu ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sản xuất kinh doanh như: áp dụng phần mềm Picolo về tính toán thủy lực; quản lý hóa đơn thay cho hóa đơn viết tay; lập dự toán, quyết toán, quản lý vật tư…


Ông Trương Công Nam - Chủ tịch HueWACO

Đến năm 2000, HueWACO tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực kế toán, điều hành quản lý sản xuất… HueWACO đã lắp đặt các thiết bị đo và ghi online chất lượng nước (CLN) liên tục 24/7 gồm 3 chỉ tiêu quan trọng là độ đục, pH và clo dư cho 4 nhà máy đầu tiên là Quảng Tế, Tứ Hạ, Hòa Bình Chương, Nam Đông và hiện nay đã lắp đặt thêm cho các nhà máy Phong Thu, Lộc An, Chân Mây.

Tháng 5/2019 sẽ hoàn thành lắp đặt thêm 30 điểm đo CLN online, tổng cộng có 34 điểm đo CLN online trên mạng lưới cấp nước toàn tỉnh.CLN được theo dõi online 24/7 từ nhà máy đến mạng cấp nước. Thông tin CLN được số hóa vào phần mềm hóa nghiệm, thể hiện các chỉ tiêu chất lượng nước ở dạng đồ thị hoặc bảng biểu, xuất dữ liệu tích hợp vào website HueWACO, công bố với toàn thể khách hàng CLN an toàn và ngon.

Phát huy tối đa hệ thống SCADA

Một trong những thành tựu KHCN lớn nhất của ngành nước là ứng dụng thành công hệ thống SCADA. Ở HueWACO, Hệ thống SCADA được áp dụng đầu tiên tại nhà máy Quảng Tế 2 năm 2009; đến nay đã được trang bị tại các nhà máy, góp phần nâng cao hiệu quả xử lý nước, tiết kiệm nhân công, điện năng, hóa chất. HueWACO gần như tự động hóa hoàn toàn trong công tác sản xuất xử lý nước.

Mới đây, HueWACO đã có bước tiến mới, tích hợp dữ liệu SCADA tại nhà máy Quảng Tế 2 về máy chủ trung tâm đảm bảo được an toàn dữ liệu khi nhà máy có sự cố, nắm được giá trị các chỉ tiêu vận hành mọi lúc mọi nơi bằng máy tính hoặc smartphone.

Ngoài ra, tất các cả trạm trung chuyển điều áp và hơn 30 trạm tăng áp trên mạng đều được cài đặt chế độ vận hành tự động và giám sát từ xa. Thời gian đến, HueWACO sẽ đưa vào hoạt động trung tâm điều khiển tại nhà máy Vạn Niên, giám sát tất cả các nhà máy, trạm trung chuyển điều áp (TCĐA) đảm bảo cấp nước liên tục, áp lực hợp lý và an ninh nước trên toàn tỉnh.

Xây dựng hệ thống quản lý mạng lưới cấp nước tổng thể

HueWACO xây dựng thành công hệ thống quản lý mạng lưới cấp nước tổng thể, xây dựng hệ thống bản đồ số, quản lý thông tin tài sản mạng lưới và tài sản nhà máy dùng chung trên một nền tảng.

Công tác thu thập dữ liệu tài sản bằng smartphone tăng gấp đôi năng suất thu thập và tiết kiệm chi phí nhân công. Ngoài ra, hệ thống này kết nối với 382 datalogger trên mạng, giám sát và cảnh báo các chỉ số vượt ngưỡng trên web và smartphone, kiểm soát 24/7. Hiện nay, HueWACO đang nghiên cứu thực hiện thí điểm khu vực áp dụng đồng hồ thông minh, truyền dữ liệu tự động từ xa thay cho đồng hồ cơ của khách hàng. 

Năm 2019, HueWACO ký hợp tác với Công ty phần mềm Fluidit (Phần Lan), ứng dụng tính toán thủy lực trong lập kế hoạch và thiết kế mạng lưới cấp nước, phân tích vận hành bơm giúp tiết kiệm điện, phân tích rò rỉ… Đáng chú ý, HueWACO có cơ hội đồng thương hiệu, độc quyền chuyển giao trong 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia.

Nâng cao chất lượng dịch vụ

Từ năm 2013, HueWACO đã xây dựng Trung tâm Chăm sóc khách hàng (Call center) để tiếp nhận và giải đáp kịp thời các vướng mắc của khách hàng. Đồng thời trang bị 100 máy, ứng dụng quét mã vạch không dây, in giấy báo tiền nước bằng máy in di động. Ngay sau khi ghi chỉ số đồng hồ, khách hàng biết trước số tiền nước phải trả để chủ động thanh toán. HueWACO là đơn vị đi đầu trong ngành nước về triển khai áp dụng hóa đơn điện tử (tháng 7/2015) thay cho hóa đơn giấy trong thanh toán tiền nước, liên kết với các ngân hàng và ví điện tử tạo điều kiện cho thanh toán qua các kênh giao dịch điện tử, không dùng tiền mặt.

Năm 2014, HueWACO hoàn thành thu thập thông tin khách hàng, mọi thông tin tiền nước hàng tháng, tạm ngừng cấp nước… đều được gửi qua tin nhắn, giúp khách hàng nắm thông tin nhanh, giảm chi phí về in tài liệu cũng như nhân lực thực hiện. Năm 2017, HueWACO xây dựng ứng dụng (app) chăm sóc khách hàng để có thể kết nối, chăm sóc khách hàng qua thiết bị di động.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý điều hành doanh nghiệp 

Trong điều hành doanh nghiệp, HueWACO hoàn thiện hệ thống thông tin và đẩy mạnh công tác số hóa. Hợp tác với các đối tác Phần Lan, lắp đặt các trạm quan trắc CLN nguồn nhằm phát hiện sớm các sự cố về nguồn nước, cũng như lắp đặt các điểm giám sát CLN trên mạng lưới cấp nước và trạm TCĐA trong dự án ADB, triển khai ứng dụng quản lý CLN thay thế phần mềm cũ. Hoàn thành ứng dụng quản lý tài sản hợp nhất GIS – AMS; hợp nhất các ứng dụng số hóa tài liệu và văn phòng điện tử, điều hành giao việc qua smartphone…

Nguồn nhân lực chất lượng cao phải là yếu tố then chốt



Theo ông Trương Công Nam: Tất cả công nghệ tiên tiến sẽ trở nên vô nghĩa nếu con người không làm chủ được nó. Vì thế, những năm qua, bên cạnh đầu tư phát triển công nghệ, chúng tôi xây dựng chiến lược phát triển HueWACO, trong đó tập trung cho chiến lược nhân sự. Hàng năm, công ty tổ chức đào tạo cho hàng nghìn lượt công nhân trung cấp và kỹ sư chuyên ngành. Bên cạnh đó, hiện HueWWACO có trên 15 kỹ sư chuyên ngành cấp thoát nước được đào tạo ngắn hạn ở nước ngoài như Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Đức, Phần Lan, Hà Lan và nhiều hoạt động đào tạo trong nước được tổ chức, đẩy mạnh công tác đào tạo nội bộ…

HOÀNG LOAN


Tags HueWACO cấp nước thông minh

Các tin khác

Nhóm sinh viên từ Đại học Quốc gia TP.HCM đã thành công trong việc chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng, một phát minh có thể hỗ trợ hiệu quả trong y học cổ truyền.

Để đối phó với nguy cơ lũ và ngập lụt tại các khu vực tập trung đông dân cư ở vùng miền núi Bắc Bộ, TS Lê Viết Sơn cùng nhóm nghiên cứu tại Viện Quy hoạch thủy lợi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá rủi ro lũ, ngập lụt và đề xuất các giải pháp phòng tránh, thích ứng cho các khu vực tập trung đông dân cư, đô thị vùng miền núi Bắc Bộ”.

Rác thải từ nông nghiệp đang gây ra ô nhiễm trầm trọng cho nguồn nước và bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng đến môi trường không khí. Do đó, sản xuất vật liệu xây dựng từ phế thải là một trong những giải pháp hữu hiệu để thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn.

Một nhóm các nhà nghiên cứu khu vực miền Nam đã thành công trong việc sử dụng các phụ phẩm công nghiệp như bùn lắng, tro xỉ nhiệt điện than và xỉ lò đốt rác để tạo ra vật liệu san lấp mới có khả năng chịu lực thay thế cát san lấp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự