Phát hiện sinh vật đầu tiên trên thế giới có khả năng tự sản xuất kháng sinh

  • Cập nhật: Thứ ba, 6/12/2022 | 6:16:40 PM

QLMT - Mới đây các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc đã phát hiện ra loài ngao cứng châu Á (Meretrix petechialis) có thể tạo ra Erythromycin – một loại kháng sinh phổ biến được dùng để điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp, ngoài da hoặc ở mắt.

Cụ thể, loại ngao này có thể tổng hợp Erythromycin thông qua các tế bào giàu chất nhầy trong lớp mô bảo vệ bên ngoài.

Erythromycin là một loại kháng sinh được sử dụng để điều trị một số bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn. Cho đến nay, loại kháng sinh này chỉ được tạo ra từ các chủng xạ khuẩn (hay còn gọi là nhóm vi khuẩn nhân sơ).



Loài ngao cứng châu Á Meretrix petechialis. Ảnh: AFP

Trước khi nghiên cứu, các nhà khoa học luôn thắc mắc một câu hỏi không biết làm thế nào ngao có khả năng chống lại các mầm bệnh vi khuẩn mặc dù sinh sống trong một môi trường nhiều vi khuẩn xung quanh như bùn đất. Đặc biệt cơ thể chúng cũng không có hệ miễn dịch sản sinh tế bào lympho thích nghi.

Để tìm câu trả lời, các nhà nghiên cứu bắt đầu phân tích sự biến đổi gien của ngao trước và sau khi nhiễm khuẩn. Sau đó, nhóm khoa học đã xác định được một gien có khả năng mã hóa enzyme như một phần của quá trình tổng hợp erythromycin.

Giáo sư Liu Baozhong - người đứng đầu nhóm nghiên cứu làm việc tại Viện Hải dương học Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (IOCAS) – cho biết: "Chúng tôi cũng ghi nhận việc sản xuất kháng sinh Erythromycin đối với ngao Bến Tre hay có tên khoa học là Meretrix lyrate. Điều này chứng minh các động vật biển không có xương sống có thể tự sản xuất kháng sinh erythromycin”.

Các nhà khoa học cho rằng phát hiện mới sẽ cung cấp cái nhìn sâu mang tính đột phá về khả năng bảo vệ môi trường và miễn dịch của nhóm động vật không xương, cũng như khả năng sản xuất kháng sinh.

Theo Bảo Hà/Báo Tin tức

Tags sinh vật sản xuất kháng sinh tự sản xuất kháng sinh loài ngao cứng Châu Á

Các tin khác

Trong một nghiên cứu mới, nhóm nghiên cứu quốc tế đã công bố những phát hiện mới về cách môi trường ảnh hưởng đến hoạt động của bộ não và làm thay đổi chức năng não bộ trong tương lai dưới tác động của biến đổi khí hậu.

Phát triển du lịch nông nghiệp là một xu hướng phù hợp với bối cảnh yêu cầu về thực phẩm sạch và môi trường xanh ngày càng cao.

Việt Nam mỗi năm sản xuất hàng trăm nghìn tấn xỉ giàu mangan bằng lò cao từ quặng sắt mangan. Trong quá trình sản xuất tạo ra hàng nghìn tấn bụi lò với thành phần chủ yếu là các oxyt mangan, oxyt kẽm, oxyt chì và oxyt sắt và một số loại oxyt khác.

Hiện nay, tốc độ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh Hà Giang diễn ra khá nhanh, nhất là ở khu vực thành phố và trung tâm các huyện. Tuy nhiên, còn nhiều bất cập do thiếu chặt chẽ trong quản lý xây dựng theo quy hoạch; phát triển đô thị chưa trọng tâm, trọng điểm, đồng bộ… Tỉnh đang tập trung nhiều giải pháp nhằm phát triển đô thị một cách bền vững, hài hòa, trong đó khai thác cảnh quan tự nhiên đa dạng, độc đáo của Hà Giang được xem như phương án hiệu quả nhằm giải bài toán này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự