Đưa khoa học công nghệ đến với nông dân

  • Cập nhật: Thứ năm, 15/10/2020 | 3:50:24 PM

QLMT - Ngày 11/10/2020, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 90 năm ngày Thành lập Hội Nông dân Việt Nam; Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ V; tuyên dương 90 chi hội trưởng nông dân xuất sắc và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh.

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhiệt liệt chúc mừng, biểu dương, đánh giá cao nỗ lực và những cống hiến to lớn, quan trọng của nông dân và Hội Nông dân Việt Nam đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc ta trong suốt 90 năm qua. Đồng thời nhấn mạnh: "Đảng và Nhà nước luôn xác định nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng…”

Thủ tướng cho biết: " Chính phủ đã và đang cố gắng tìm những thị trường xuất khẩu mới cho nông sản Việt Nam; quyết liệt chỉ đạo, xử lý vấn đề đầu vào cho các sản phẩm nông nghiệp, như phân bón, thốc trừ sâu, giống; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, gây thiệt hại cho nông dân. Chính vì thế, đến nay Việt Nam đã trở thành một quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới”.

Ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất là giải pháp then chốt nhằm nâng cao giá trị, tính cạnh tranh cua sản phẩm nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập phát triển hiện nay. Xác định rõ điều này, Hội nông dân thành phố Hà Nội đã phối hợp các sở, ngành và chính quyền địa phương mở các lớp tập huấn, đào tạo để đưa khoa học công nghệ đến với nông dân.

Những năm qua, cây ổi ở Đông Dư đã giúp nhiều người dân nâng cao thu nhập. Bà Lê Thị Vui ở thôn 8, xã Đông Dư (huyện Gia Lâm) chia sẻ: "Với 4 sào trồng ổi, trung bình mỗi năm gia đình tôi thu được hơn 6 tấn quả. Cây ổi cho quả quanh năm, năng suất cao, quả giòn, ngọt, thơm nên giá bán cũng cao. Trừ hết chi phí, mỗi năm gia đình tôi thu được từ 150 đến 170 triệu đồng”.

Nói về sự chuyển đổi của cây ổi ở Đông Dư, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đông Dư Nguyễn Thống Nhất cho biết: Để phát huy thế mạnh từ cây ổi - một loại cây truyền thống của xã, Hội Nông dân xã đã phối hợp Sở NN&PTNT Hà Nội tổ chức tập huấn, hướng dẫn bà con ứng dụng những phương thức canh tác mới như: Bón thúc theo định kỳ bằng phân hữu cơ hoặc phân vi sinh để cây sinh trưởng tốt; hay cuối mỗi đợt thu hoạch, tỉa bớt cành, tạo độ thông thoáng nhằm giảm nấm mốc và hạn chế sâu bệnh… Với việc đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, năng suất, chất lượng ổi Đông Dư được cải thiện rất nhiều.

Tương tự, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Chương Mỹ Chu Văn Khang cho biết: Phát triển đàn lợn, đàn bò, Hội Nông dân huyện đã phối hợp với Sở NN&PTNT Hà Nội hướng dẫn nông dân chuyển từ thụ tinh lợn, bò trực tiếp sang thụ tinh nhân tạo với nhiều giống lợn, giống bò chất lượng cao. Hiện tại, giống bò BBB đã chiếm tới 47% tổng đàn bò của huyện và hơn 90% đàn lợn là giống chất lượng cao, từ đó tăng cả sản lượng và chất lượng thịt so với các giống truyền thống.

Thực tế, để nâng cao giá trị sản xuất, đặc biệt tạo ra những sản phẩm chất lượng, an toàn, có sức cạnh tranh trên thị trường, những năm qua, Hội Nông dân thành phố đã phối hợp với các ngành chức năng đẩy mạnh công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân; giới thiệu các giống cây, con; các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật mới cũng như phương thức chăm sóc, thu hái, sơ chế…

Theo Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Hà Nội Lê Trọng Khuê, khoa học công nghệ là giải pháp then chốt nhằm nâng cao giá trị, tính cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp. Do đó, Hội Nông dân đặc biệt coi trong việc đưa khoa học công nghệ đến với bà con.

Từ đầu năm 2020 đến nay, các cấp hội nông dân đã phối hợp với nhiều sở, ngành chức năng, cơ quan chuyên môn tổ chức 708 buổi tập huấn khoa học kỹ thuật cho 70.043 lượt cán bộ, hội viên nông dân, cán bộ hợp tác xã, tổ hợp tác về kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi và chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học... Đồng thời, hướng dẫn nông dân xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng khoa học, công nghệ mới theo chuỗi giá trị đạt tiêu chuẩn chất lượng VietGAP, GlobalGAP. Đặc biệt, Hội Nông dân đã tổ chức 18 lớp tập huấn, hướng dẫn gần 1.500 cán bộ, hội viên nông dân các huyện, thị xã sử dụng máy tính và truy cập mạng internet để phục vụ sản xuất, kinh doanh.

Đưa khoa học công nghệ đến với nông dân là con đường ngắn nhất để nâng cao giá trị, tính cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp. Do vậy, việc Hội Nông dân thành phố Hà Nội phối hợp các sở, ngành và chính quyền địa phương mở các lớp tập huấn, đào tạo đưa khoa học công nghệ đến với nông dân mang ý nghĩa lâu dài, tạo nền tảng mới cho sự phát triển.

Hà Nội có 21.880 ha cây ăn quả

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, tính đến nay thành phố Hà Nội đã có 21.880ha cây ăn quả, tăng 39% so với năm 2015. Ước tính sản lượng quả năm 2020 đạt 300.886 tấn, tăng 35% so với năm 2015. Ước tính sản lượng quả năm 2020 đạt 300.886 tấn, tăng 35% so với năm 2015. Sản phẩm cây ăn quả của Hà Nội tương đối đa dạng, trong đó 60% diện tích trồng các loại quả đặc sản như: Cam Canh, bưởi Diễn, nhãn chín muộn... Bên cạnh đó, một số loại cây ăn quả mới cũng được nhập và phát triển trên địa bàn thành phố như: Xoài chịu lạnh, thanh long ruột đỏ, táo, ổi không hạt, đu đủ ruột tím... bước đầu mang lại giá trị kinh tế cao.

Thời gian tới, Sở NN&PTNT Hà Nội tiếp tục phối hợp với các địa phương hỗ trợ người dân đưa những giống cây ăn quả mới có năng suất, chất lượng cao và áp dụng công nghệ mới vào sản xuất. Cùng với đó là thúc đẩy mở rộng các vùng chuyên canh trồng cây ăn quả tập trung ở các huyện: Ba Vì, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Phú Xuyên, Ứng Hòa.

Miến làng So

Bằng những bí quyết riêng, người dân làng So, nay thuộc 2 xã Tân Hòa và Cộng Hòa (huyện Quốc Oai) đã làm ra những sợi miến trắng đục, có độ dai, giòn tự nhiên, là nguyên liệu làm nên nhiều món ăn ngon.

Người làng So không ai nhớ rõ nghề làm miến có từ bao giờ, chỉ biết đó là nghề truyền thống ông, cha để lại. Hiện nay, xã Cộng Hòa có 9 hộ và xã Tân Hòa có khoảng 40 hộ sản xuất miến dong. Ước tính, bình quân mỗi hộ làm từ 0,5 đến 1,5 tấn miến mỗi ngày. Đây là nghề phụ nhưng lại cho thu nhập chính đối với các hộ dân làm nghề. Điều đáng mừng là sản phẩm miến làng So hiện nay đã được đóng trong bao bì đẹp mắt với nhãn hiệu riêng của từng hộ làm nghề.

Để làm ra những sợi miến ngon, người làng So sử dụng bột của cây dong riềng (loại cây được trồng nhiều ở vùng đất bãi ven sông Đáy). Ngoài ra, miến ngon còn bởi người dân sử dụng nguồn nước ngầm rất trong và sạch của địa phương, kết hợp với bí quyết riêng của làng nghề. Sau rất nhiều công đoạn, miến được phơi dưới nắng và gió tự nhiên, không sử dụng chất bảo quản, chất phụ gia...

Cuối năm 2019, Cơ sở sản xuất miến dong Dương Kiên (xã Tân Hòa) - cơ sở đầu tiên ở làng So được UBND thành phố Hà Nội công nhận sản phẩm OCOP 4 sao. Anh Dương Đình Khôi, chủ Cơ sở sản xuất miến dong Dương Kiên cho biết: Nhờ máy móc hiện đại, kết hợp với kỹ thuật làm nghề lâu năm, mỗi ngày, cơ sở sản xuất của gia đình làm được 1 tấn miến dong, ngày cao điểm, có thể sản xuất được 3 tấn miến. Sản phẩm miến dong Dương Kiên được đóng gói 500g/túi, có tem, nhãn mác với đầy đủ thông tin về thành phần dinh dưỡng, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và đang từng bước khẳng định được thương hiệu trên thị trường.(Mai Nguyên - HNM)

Thạch Thất đã có 100% xã về đích nông thôn mới và đang hoàn thiện thủ tục để công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020, trong đó tiêu chí thu nhập bình quân đầu người của huyện cao nhất khu vực ngoại thành. Hiện nay, huyện đang nỗ lực nâng tầm chương trình này theo hướng xây dựng những mô hình nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025.

Nói về hiệu quả thiết thực trong xây dựng nông thôn mới, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Yên Bình Nguyễn Giáp Dần khẳng định: Thực hiện xây dựng nông thôn mới, Yên Bình có đổi thay rõ rệt. Năm 2015, hệ thống đường giao thông, kênh mương, thủy lợi nội đồng của xã chỉ có 46% bê tông hóa, đến nay đã bê tông hóa hơn 90%. Đặc biệt, xã có 46% dân số là người dân tộc Mường, nhờ xây dựng nông thôn mới mà đã có sự thay đổi tích cực về phương thức làm kinh tế. Bà Bùi Thị Sơn ở thôn 1 xã Yên Bình cho biết: "Được chính quyền địa phương hỗ trợ về kiến thức khoa học kỹ thuật nên gia đình đã chuyển đổi hơn 1ha đất trồng hoa màu sang trồng thanh long ruột đỏ. Nhờ cây trồng này, gia đình tôi thu nhập đạt 300-400 triệu đồng/ha/năm, đời sống không ngừng được cải thiện".

Ông Nguyễn Mạnh Hồng - Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất nhấn mạnh: Bên cạnh đó, huyện quản lý chặt chẽ 121 mô hình chuyển đổi trong sản xuất nông nghiệp, 153ha chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa hiện có. Đến năm 2025 tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện chuyển đổi 367ha diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang sản xuất hoa, cây dược liệu, cây ăn quả. Đồng thời có chính sách cho các hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất, tổ chức đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho các hộ nghèo... phấn đấu đến năm 2025, thu nhập bình quân đạt 120 triệu đồng/người/năm.

Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thạch Thất đã, đang và tiếp tục làm thay đổi diện mạo các làng quê. Người dân chính là chủ thể và hưởng thụ thành quả đó.

150 gian hàng tham gia sự kiện quảng bá sản phẩm OCOP

Ngày 16-7, UBND thành phố Hà Nội và Bộ NN&PTNT tổ chức họp báo về việc tổ chức sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm của Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc. Chương trình diễn ra từ ngày 23 đến 27-7 tại không gian biểu diễn văn hóa nghệ thuật ẩm thực đường phố quận Tây Hồ.

Trong khuôn khổ sự kiện sẽ diễn ra các hoạt động như: Trưng bày, giới thiệu 150 gian hàng với các dòng sản phẩm OCOP; các hoạt động biểu diễn văn hóa, nghệ thuật đặc trưng cho các vùng miền của các tỉnh miền núi phía Bắc; trình diễn văn hóa ẩm thực với các món ăn đặc sản... Bên cạnh đó, Ban Tổ chức cũng tổ chức hội thảo kết nối giao thương sản phẩm OCOP, sản phẩm tiềm năng tham gia OCOP  với mục đích kết nối giao thương các sản phẩm OCOP vào hệ thống phân phối, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, các sàn giao dịch điện tử, bán hàng trực tuyến... để người tiêu dùng Thủ đô, trong nước và quốc tế nhận diện thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm OCOP. (Bạch Thanh)

Để đảm bảo phát triển bền vững, cần phải trang bị đầy đủ cho nông dân những kiến thức cơ bản

1. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới. 

2. Hạn chế và loại bỏ các loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Một trong những loại hình sản xuất sản phẩm gây ô nhiễm môi trường hàng đầu là sản xuất các sản phẩm nhựa và nilon. Mặc dù vật dụng bằng nhựa có nhiều công dụng và giá trị, nhưng chúng ta đang trở nên quá phụ thuộc vào vật dụng nhựa dùng một lần gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến môi trường. Mỗi phút chúng ta mua 1 triệu chai nhựa; mỗi năm thế giới sử dụng 500 tỷ túi nilon; 50% vật dụng nhựa chúng ta sử dụng là loại dùng một lần. 

3. Tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới. 

4. Tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn.

Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về BVMT đến cán bộ, đảng viên và nhân dân. Hàng năm cần tổ chức các chương trình như: Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, ngày Môi trường thế giới, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn, ngày Đa dạng sinh học… từ đó tạo ra phong trào sâu rộng. 

5. Khuyến khích sử dụng công nghệ sản xuất sạch, công nghệ thân thiện với môi trường trong phát triển ngành nông nghiệp xanh và xây dựng nông thôn mới. 

6. Nền nông nghiệp hữu cơ

Nền nông nghiệp hữu cơ  lấy các "sản phẩm phụ” của nông nghiệp và chất thải của các sinh vật làm phân bón, thực hiện một nền sản xuất nông nghiệp vừa có thể bảo vệ độ phì của đất, vừa có thể bảo vệ sản lượng nông sản. Nền nông nghiệp hữu cơ dùng phân hữu cơ và các rơm rác, phân xanh, phân của gia súc, gia cầm để sản xuất. Không dùng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật mà dựa vào những sinh vật trong hệ thống sinh thái tự nhiên để khống chế các loài sâu bệnh.

Các nhà khoa học còn phát hiện, trồng xen kẽ các loại đậu, loại cây hạt nhỏ với ngô và đậu đũa để hỗ trợ lẫn nhau thì có thể hạn chế cỏ dại, khiến cho đất đai ít bị xâm thực, cải thiện kết cấu đất. 

Vì nền nông nghiệp hữu cơ không gây ô nhiễm cho môi trường, cho nên mấy năm gần đây ngày càng được nhiều nước coi trọng và ứng dung. Với sự thúc đẩy của các nông trường hữu cơ này rất nhiều thực phẩm xanh không bị ô nhiễm, những bánh kem, bánh bao và bích quy dùng nguyên liệu là thực phẩm hữu cơ làm nên và những loại rượu dùng men nho hữu cơ sản xuất. Sữa của các nông trường hữu cơ sẽ được chế biến thành phomat…

Nông nghiệp hữu cơ là nền nông nghiệp mà loài người quyết tâm dùng "kỹ thuật tự nhiên” để tạo nên loại đất "khỏe hơn”, sản xuất  ra "loại thực phẩm sạch”. Nhưng nền nông nghiệp hữu cơ được có một số nhược điểm như chưa lợi dụng đầy đủ các nguyên lý sinh thái học để tiến hành sản xuất, hiệu suất năng lượng của nó của thấp, còn chờ tiếp tục được cải tiến, nâng cao. 

7. Nền nông nghiệp sinh thái 

Nông nghiệp sinh thái là loại hình nông nghiệp mới tuân theo nguyên lý sinh thái học và kinh tế học. Nó vận dụng phương pháp hệ thống hiện đại, lợi dụng mối quan hệ tương sinh, tương tác giữa các loài, xây dựng nên một hệ thống sinh thái nông nghiệp có thể tự duy trì, đầu vào ít, sản lượng cao.

Nông nghiệp sinh thái vận dụng nguyên lý mỗi loài thực vật trong hệ sinh thái đều có vị trí riêng của mình, tận dụng đầy đủ phạm vi không gian, làm cho lúa và hoa màu lợi dụng được tối đa năng lượng của mặt trời. Các cây trồng của nông nghiệp sinh thái được trồng xen kẽ, lồng ghép để tăng thêm mức độ tận dụng nhiệt độ, ánh sáng, nước và phân. Ví dụ cây ngô cao, lá to, đòi hỏi ánh nắng mạnh, bộ rễ phát triển cần nhiều nước và phân; còn đậu và lạc cây thấp, lá nhỏ, bộ rễ cạn, không cần ánh nắng mạnh và có thể cố định đạm. Trồng xen kẽ chúng với nhau không những sẽ tăng thêm hiệu suất sử dụng các tầng đất và không gian mà còn nâng cao mức độ thông gió và chiếu sáng của ruộng, khiến cho các loài cây đều được thoả mãn yêu cầu riêng của chúng. Nông nghiệp sinh thái còn thúc đẩy các loài sinh vật "cộng sinh” tương hỗ cho nhau. Như thế sự sinh trưởng của loài cây này trong hệ thống sẽ thúc đẩy các loài sinh vật "cộng sinh” tương hỗ cho nhau.

8. Nâng cao mức bảo đảm an toàn phòng chống thiên tai, bão lụt, an toàn hồ đập

- Các giải pháp chủ động phòng chống, né tránh hoặc thích nghi để giảm thiểu tổn thất, bảo vệ an toàn cho dân cư, đảm bảo ổn định và phát triển sản xuất trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

- Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro thiên tai và an toàn đập thông qua việc hiện đại hóa quản lý công trình và áp dụng công nghệ dự báo, cảnh báo giảm thiểu rủi ro, thiên tai.

9. Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp 

Những năm gần đây, các tỉnh, thành phố trong cả nước đẩy mạnh xây dựng các khu, vùng và mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Dù sự phát triển của ngành nông nghiệp có đóng góp không nhỏ của khoa học và công nghệ để phát triển sản xuất, tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước hiện có 34 khu nông nghiệp công nghệ cao, được quy hoạch tại 19 tỉnh, thành phố. Trong đó, 06 khu có quy mô diện tích hơn 400ha tại Hà Nội, Thanh Hóa, Phú Yên, Hậu Giang và Bình Dương. Nhiều địa phương cũng đang chuẩn bị thu hút doanh nghiệp vào đầu tư hạ tầng cho nông nghiệp công nghệ cao. Hiện nay, chính sách và các quy định pháp luật đã được ban hành khá đầy đủ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này, như: Luật chuyển giao công nghệ; Nghị định số 57/2018/NĐ-CP về cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 2441/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020… Đáng chú ý, Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đã hỗ trợ 13 doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, với tổng kinh phí là 275,643 tỷ đồng. Các nhiệm vụ được lựa chọn theo hướng ưu tiên nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp sạch, kỹ thuật thâm canh tiên tiến để giảm chi phí đầu vào và tăng giá trị gia tang của sản phẩm. Cơ chế, chính sách đã góp phần thay đổi diện mạo nền nông nghiệp. Từ năm 2008 đến năm 2017, kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 261,2 tỷ USD, tăng bình quân 9,24%/năm. Nông sản Việt Nam hiện có mặt ở 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Xuất khẩu nông sản Việt Nam đứng thứ hai khu vực Đông - Nam Á và thứ 15 trên thế giới. 
-------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Nguyễn Đức Khiển, "Môi trường Nông nghiệp và nông thôn - Hiện trạng và hướng phát triển”. - Sách nhà nước đặt hàng, NXB Thông tin - Truyền thông.
2. ddankinhte.vn, bioscotec.com, nhandan.com.vn

PGS.TS NGUYỄN ĐỨC KHIỂN
Nguyên Giám  đốc Sở KH - CN - MT Hà Nội




Tags Nông nghiệp Hội Nông dân Việt Nam nông sản

Các tin khác

Để đối phó với nguy cơ lũ và ngập lụt tại các khu vực tập trung đông dân cư ở vùng miền núi Bắc Bộ, TS Lê Viết Sơn cùng nhóm nghiên cứu tại Viện Quy hoạch thủy lợi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá rủi ro lũ, ngập lụt và đề xuất các giải pháp phòng tránh, thích ứng cho các khu vực tập trung đông dân cư, đô thị vùng miền núi Bắc Bộ”.

Rác thải từ nông nghiệp đang gây ra ô nhiễm trầm trọng cho nguồn nước và bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng đến môi trường không khí. Do đó, sản xuất vật liệu xây dựng từ phế thải là một trong những giải pháp hữu hiệu để thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn.

Một nhóm các nhà nghiên cứu khu vực miền Nam đã thành công trong việc sử dụng các phụ phẩm công nghiệp như bùn lắng, tro xỉ nhiệt điện than và xỉ lò đốt rác để tạo ra vật liệu san lấp mới có khả năng chịu lực thay thế cát san lấp.

Thông qua việc thực hiện thành công đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ bể sinh học có giá thể di động (MBBR) trong xử lý sinh học kỵ khí nước thải nhà máy sản xuất giấy bao bì công nghiệp”, các nhà khoa học thuộc Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô (Bộ Công Thương) đã xây dựng được quy trình công nghệ xử lý sinh học kỵ khí nước thải nhà máy sản xuất giấy bao bì công nghiệp, có ứng dụng công nghệ MBBR, góp phần nâng cao hiệu quả xử lý sinh học kỵ khí tại nhà máy giấy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục