Phát triển bền vững ngành nước, cần có giải pháp đồng bộ

  • Cập nhật: Thứ hai, 31/8/2020 | 11:23:41 AM

QLMT - Hiện nay khu vực đô thị, công suất xử lý nước thải đạt khoảng 9 triệu m3/ngđ, dân cư đô thị được cung cấp nước tập trung đạt 86%. Có nhiều đô thị lớn, dân cư được cung cấp nước đạt 95 - 100%. Tuy nhiên cũng còn một số đô thị nhỏ (đô thị loại V) tỷ lệ còn thấp.

PV: - Trước thực tế nhu cầu sử dụng nước sạch đô thị ngày càng tăng, phạm vi cấp nước sạch tập trung ở một số nơi còn thấp, đặc biệt là các đô thị nhỏ (thị trấn) dưới 70%, hệ thống cấp nước còn thiếu đồng bộ chưa theo kịp tốc độ đô thị hóa. Vậy theo ông đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên?

PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến: Hiện nay khu vực đô thị, công suất xử lý nước thải đạt khoảng 9 triệu m3/ngđ, dân cư đô thị được cung cấp nước tập trung đạt 86%. Có nhiều đô thị lớn, dân cư được cung cấp nước đạt 95 - 100%. Tuy nhiên cũng còn một số đô thị nhỏ (đô thị loại V) tỷ lệ còn thấp. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên đó là: Hệ thống cấp nước chưa được đầu tư đồng bộ, xa nguồn nước, đô thị có dân cư phân tán nên đầu tư không hiệu quả, tỷ lệ thất thoát cao, một số đô thị chưa được quan tâm đầu tư hoặc còn sử dụng nguồn nước tự nhiên, nước ngầm (giếng khoan)… Tuy nhiên theo Định hướng cấp nước của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2050, Thủ tưởng Chính phủ giao nhiệm vụ cho các Bộ, ngành, địa phương đến 2020 phải đưa tỷ lệ này đạt đến 80% và 2025 đạt 100%.


PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Cấp thoát nước Việt Nam. Nguyên Cục trưởng Cục Hạ tầng Kỹ thuật - Bộ Xây dựng

PV: - Để giải quyết tình trạng trên, Hội Cấp thoát nước Việt Nam trong những năm gần đây đã tiến hành thực hiện nhiệm vụ cụ thể nào nhằm điều chỉnh định hướng phát triển cấp thoát nước, đảm bảo cấp nước an toàn, chương trình quốc gia về tăng trưởng xanh, thưa ông?

PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến:Ngành Cấp thoát nước Việt Nam trong 10 năm qua đã có những chuyển biến tích cực, nhiều chỉ tiêu về cấp nước đều đạt và vượt mục tiêu trên đề ra. Các đô thị lớn được quan tâm đầu tư nên đã đảm bảo yêu cầu tối thiểu. Tuy nhiên trước tình hình mới và những biến đổi của khí hậu… đã tác động không nhỏ đến ngành. Trong Điều chỉnh định hướng Cấp thoát nước, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành, địa phương. Với vai trò là một tổ chức xã hội nghề nghiệp, trong những năm qua Hội Cấp thoát nước Việt Nam đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp phát triển ngành nước Việt Nam với việc tham gia tư vấn, phản biện chính sách ngành, tham gia góp ý xây dựng các nghị định, thông tư, tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến lĩnh vực cấp thoát nước; Mở rộng hợp tác quốc tế, tổ chức các hội nghị, hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa các đơn vị, các chuyên gia trong nước và quốc tế, qua đó tạo diễn đàn chia sẻ, học hỏi cho các doanh nghiệp ngành nước Việt Nam; Tổ chức các dự án, chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ, công nhân viên ngành cấp thoát nước... Trong thời gian tới, Hội sẽ tiếp tục huy động sự đóng góp của các doanh nghiệp ngành nước vào sự nghiệp chung phát triển ngành, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ, mở rộng phạm vi phục vụ… nâng cấp các công trình CTN hướng tới đảm bảo hoạt động có hiệu quả, an ninh, an toàn trong cấp nước và đảm bảo thoát nước bền vững, góp phần thực hiện, các mục tiêu của điều chỉnh định hướng cấp thoát nước và Chiến lược tăng trưởng xanh.

PV: - Những năm gần đây, ngành nước Việt Nam đã và đang đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trực tiếp và gián tiếp nhiều hơn, ông đánh giá thế nào về vấn đề này?

PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến: Như các bạn đã biết, ngành nước Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực cấp nước đã có trên 90% doanh nghiệp đã cổ phần hóa, sau cổ phần hóa, nhiều doanh nghiệp đã ổn định và phát triển, hiệu quả sản xuất, kinh doanh tăng, thu nhập của người lao động được cải thiện đáng kể. Cổ phần hóa doanh nghiệp ngành nước góp phần thu hút các nguồn lực đầu tư hiệu quả hơn và người dân được cung cấp dịch vụ tốt hơn. Tuy nhiên, dịch vụ cung cấp nước phải bảo đảm an sinh, an toàn và phải đến với mọi người. Nước sạch là hàng hóa đặc biệt và không thể thiếu được. Như vậy để ngành nước tiếp tục phát triển đúng hướng, các cơ quan quản lý Nhà nước cần sớm ban hành các văn bản quản lý sau cổ phần hóa, đặc biệt là ban hành Luật về cung cấp nước.

PV: Hiện trên thế giới đã áp dụng xu thế giải pháp xanh đối với các công trình cấp thoát nước nhằm quản lý bền vững nước đô thị, theo ông ngành nước Việt Nam cần áp dụng những giải pháp cụ thể nào?

PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến: Các giải pháp xanh đối với ngành nước phải bắt đầu từ quy hoạch đến đầu tư, xây dựng và quản lý vận hành. Nói rộng ra là cần chi tiết và cụ thể, có thể là: Sử dụng nước hiệu quả, tiết kiệm; Thu, lưu trữ và sử dụng nước mưa hợp lý; Áp dụng giải pháp quản lý tài nguyên bền vững; Kiểm soát chặt chẽ ô nhiễm nguồn, tái chế, tái sử dụng nước thải.

Để thực hiện được điều đó, cần phải: Thiết kế hệ thống thoát nước bền vững; Áp dụng công nghệ xử lý nước thông minh, tiết kiệm năng lượng; Quản lý nước thông minh, quản lý rủi ro; Các vật tư thiết bị ngành nước phải tiết kiệm, tiêu thụ điện năng thấp, an toàn và thân thiện với môi trường.

HÀ THẮM (Thực hiện)

Tags giải pháp phát triển ngành nước phát triển ngành nước nước nước sạch cấp nước đô thị hệ thống cấp nước

Các tin khác

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa phát đi công văn số 2546/BTNMT-KSONMT ngày 22/4/2024 xin ý kiến đối với dự thảo 2 thông tư ban hành về quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ký ban hành Công điện số 03/CĐ-CT về việc tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn thành phố.

Danh mục này là một phần quan trọng trong Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII, nhằm phát triển điện lực quốc gia đến năm 2030.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 274/QĐ-TTg ngày 2/4/2024 ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước số 28/2023/QH15.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự