Tiêu điểm chính sách mới trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường tháng 8/2022

  • Cập nhật: Thứ sáu, 9/9/2022 | 4:01:20 PM

QLMT - Cuối tháng 7, đầu tháng 8/2022, các cơ quan quản lý nhà nước đã ban hành một số văn bản chính sách về lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Ngày 05/8/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 942/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch hành động giảm phát thải khí mê-tan đến năm 2030.

Tiêu điểm chính sách mới trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường tháng 8/2022 - Ảnh 1
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị COP26

Kế hoạch nhằm thực hiện Cam kết giảm phát thải khí mê-tan toàn cầu, là cơ hội để đổi mới công nghệ và nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo đảm sinh kế bền vững cho người dân, quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn.

Kế hoạch bao gồm 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp và cụ thể hóa bằng 26 nhiệm vụ ưu tiên trong giai đoạn từ nay đến năm 2030. Thủ trướng Chính phủ đã phân công trách nhiệm cho các Bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tập đoàn, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp trong việc triển khai, thực hiện. Danh mục các nhiệm vụ ưu tiên trong giai đoạn đến năm 2030 được ban hành kèm theo Quyết định này.

Ngày 8/8/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định 944/QĐ-TTg thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. 

Tiêu điểm chính sách mới trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường tháng 8/2022 - Ảnh 2
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành 

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành làm Chủ tịch Hội đồng; Bộ trưởng Bộ TNMT Trần Hồng Hà làm Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng. Cơ quan thường trực Hội đồng là Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hội đồng thẩm định có nhiệm vụ tổ chức thẩm định Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Hội đồng hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm; chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìm đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Chiều 17/8, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cùng Thứ trưởng Lê Công Thành chủ trì cuộc họp với Ban soạn thảo, Tổ biên tập Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) để hoàn thiện dự thảo Luật.

Tiêu điểm chính sách mới trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường tháng 8/2022 - Ảnh 3
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà  chủ trì cuộc họp

Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) sẽ tập trung vào 4 nhóm chính sách mà đã được Quốc hội thông qua là Bảo đảm an ninh nguồn nước; Xã hội hóa ngành nước; Kinh tế tài nguyên nước; Bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống tác hại do nước gây ra và đề xuất sửa đổi bổ sung một số chính sách khác.

Dự thảo Luật bổ sung các quy định nhằm phân định rõ trách nhiệm quản lý nguồn nước và trách nhiệm quản lý công trình khai thác nước cả Trung ương và địa phương. Hướng tới quản lý tài nguyên nước trên nền tảng công nghệ số, thống nhất về cơ sở dữ liệu, xây dựng bộ công cụ hỗ trợ ra quyết định theo thời gian thực, giảm thiểu nhân lực quản lý, vận hành, chi phí đầu tư của Nhà nước. Dự thảo Luật xây dựng theo hướng tách bạch quản lý tổng hợp thống nhất về tài nguyên nước với quản lý, vận hành công trình khai thác, sử dụng nước, đồng thời giải quyết những chồng chéo, đan xen, xung đột, có lỗ hổng trong các Luật.

Ngày 5/9, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký Nghị quyết số 115/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 39/2021/QH15 ngày 13/11/2021 của Quốc hội về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025.

Tiêu điểm chính sách mới trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường tháng 8/2022 - Ảnh 4
Ảnh minh hoạ

Nghị quyết cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã nêu tại Nghị quyết số 39/2021/QH15 nhằm phát huy, triển khai có hiệu quả các nội dung của Nghị quyết, phân bổ hợp lý, phát huy tiềm năng đất đai cho phát triển kinh tế, xã hội. Đồng thời, bảo đảm sự thống nhất từ trung ương đến địa phương, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, củng cố quốc phòng, an ninh; bảo đảm an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, tỷ lệ che phủ rừng; bảo vệ môi trường, các hệ sinh thái, di tích lịch sử, di sản thiên nhiên, danh lam thắng cảnh; giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nhất là nhu cầu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số, phù hợp với đặc điểm phân bố dân cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số; định hướng cho không gian phát triển, khai hoang, lấn biển. 

Mới đây, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 29/7/ 2022 phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021 - 2030.

Tiêu điểm chính sách mới trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường tháng 8/2022 - Ảnh 5
Ảnh minh hoạ

Mục tiêu chung của Đề án là: Kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm trong các hoạt động thủy sản; phòng ngừa và giải quyết các sự cố môi trường; bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản và môi trường sống, góp phần ngăn chặn suy giảm đa dạng sinh học; nâng cao năng lực thích ứng biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong hoạt động thủy sản để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ngành thủy sản.

Ngày 29/8/2022, Bộ TN&MT đã ban hành Quyết định số 2024/QĐ-BTNMT phê duyệt Kế hoạch tăng cường phòng ngừa, giám sát, kiểm soát các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Tiêu điểm chính sách mới trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường tháng 8/2022 - Ảnh 6
Ảnh minh hoạ

Theo Kế hoạch, 3 nhóm nằm trong kế hoạch giám sát là: Dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II Nghị định số 08/2022/NĐ-CP thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ TN&MT; Dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguồn thải lớn, thuộc đối tượng phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, bụi, khí thải tự động, liên tục hoặc chưa đầu tư công trình xử lý chất thải theo quy định; Dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã nhiều lần bị phản ánh về gây ô nhiễm môi trường nhưng chưa được giải quyết triệt để; thực hiện theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ. 

Hà Thắm

Tags chính sách tiêu điểm quyết định phê duyệt

Các tin khác

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa phát đi công văn số 2546/BTNMT-KSONMT ngày 22/4/2024 xin ý kiến đối với dự thảo 2 thông tư ban hành về quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ký ban hành Công điện số 03/CĐ-CT về việc tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn thành phố.

Danh mục này là một phần quan trọng trong Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII, nhằm phát triển điện lực quốc gia đến năm 2030.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 274/QĐ-TTg ngày 2/4/2024 ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước số 28/2023/QH15.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự