Phải đáp ứng tiêu chí bảo vệ môi trường mới được cấp tín dụng

  • Cập nhật: Thứ tư, 15/9/2021 | 12:48:33 PM

Từ 1/1/2022, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu bắt buộc các tổ chức tín dụng phải thực hiện quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng...

Ngân hàng được tự chủ và/hoặc sử dụng kết quả đánh giá môi trường bên thứ ba để cấp tín dụng
Ngân hàng được tự chủ và/hoặc sử dụng kết quả đánh giá môi trường bên thứ ba để cấp tín dụng

Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến về dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Theo dự thảo, tổ chức tín dụng có quyền tự chủ trong việc tổ chức đánh giá, sử dụng kết quả đánh giá rủi ro môi trường của dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh của khách hàng để thực hiện quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng.

Đáng chú ý, tổ chức tín dụng có quyền sử dụng kết quả đánh giá rủi ro môi trường của dự án của tổ chức có chuyên môn về môi trường hoặc kết quả đánh giá rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng khác.

Tổ chức tín dụng có quyền từ chối cấp tín dụng đối với khách hàng có dự án đầu tư, phương án kinh doanh không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, vi phạm các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, tổ chức tín dụng có quyền từ chối cấp tín dụng đối với khách hàng có dự án đầu tư, phương án kinh doanh không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, vi phạm các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường.

Dự thảo cũng quy định tổ chức tín dụng không cấp tín dụng đối với các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định tại luật bảo vệ môi trường.

Tổ chức tín dụng thực hiện quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng, trừ các hình thức cấp tín dụng, khoản cho vay đáp ứng nhu cầu vay vốn dưới hình thức chiết khấu; bao thanh toán; bảo lãnh ngân hàng; cho thuê tài chính; thẻ tín dụng.

Đồng thời, việc xét đánh giá quản lý rủi ro môi trường không áp dụng đối với các khoản vay phục vụ đời sống, cho vay tiêu dùng của công ty tài chính tiêu dùng; khoản cho vay đối với các dự án đầu tư, phương án kinh doanh thuộc các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, lưu thông hàng hóa không phát thải chất thải, khí thải theo quy định tại luật Bảo vệ môi trường; các khoản đầu tư, mua sắm tài sản cố định phục vụ công tác quản lý của khách hàng vay vốn…

Các tổ chức tín dụng phải xây dựng và công bố chính sách về môi trường của tổ chức mình, bao gồm cam kết quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng. Chính sách về môi trường phải được phê duyệt bởi Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Ban điều hành.

Các nội dung tại dự thảo nhằm trước tiên là kiểm soát, hạn chế rủi ro cho tổ chức tín dụng khi xảy ra rủi ro môi trường; sau là tác động gián tiếp yêu cầu khách hàng vay vốn tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, hướng tới đầu tư, sản xuất - kinh doanh thân thiện với môi trường.

Thông tư này dự kiến có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2022.

Vũ phong
vneconomy.vn

Tags tín dụng Ngân hàng Nhà nước lấy ý kiến về dự thảo Thông tư bảo vệ môi trường quản lý rủi ro môi trường

Các tin khác

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa phát đi công văn số 2546/BTNMT-KSONMT ngày 22/4/2024 xin ý kiến đối với dự thảo 2 thông tư ban hành về quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ký ban hành Công điện số 03/CĐ-CT về việc tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn thành phố.

Danh mục này là một phần quan trọng trong Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII, nhằm phát triển điện lực quốc gia đến năm 2030.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 274/QĐ-TTg ngày 2/4/2024 ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước số 28/2023/QH15.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự