Liên hợp quốc ấn định thời gian thông qua Hiệp ước Biển khơi

  • Cập nhật: Thứ tư, 19/4/2023 | 4:02:40 PM

QLMT - Hiệp ước Biển khơi sẽ mở rộng phạm vi bảo vệ môi trường ra bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các quốc gia, vốn mở rộng 200 hải lý (370km) tính từ đường cơ sở.

Ngày 18/4, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã ra nghị quyết ấn định thời gian chính thức thông qua Hiệp ước Biển khơi, văn kiện lịch sử của tổ chức này vào tháng 6 tới.

Văn bản hiệp ước đã được các bên thống nhất vào tháng 3 vừa qua, sau 15 năm thảo luận và 4 năm đàm phán chính thức. Hiệp ước sẽ là cơ sở pháp lý cho việc mở rộng phạm vi bảo vệ môi trường ra các vùng biển quốc tế trên toàn thế giới.



Toàn cảnh một phiên họp của Đại hội đồng LHQ ở New York (Mỹ). Ảnh: AFP

Hiệp ước trước tiên cần được các chuyên gia pháp lý xem xét và chuyển ngữ sang 6 thứ tiếng chính thức của Liên hợp quốc. Cuộc họp thông qua hiệp ước dự định diễn ra trong các ngày 19-20/6.

Sau đó, từng nước thành viên sẽ tiến hành phê chuẩn. Hiệp ước cần được tối thiểu 60 nước phê chuẩn để có hiệu lực áp dụng.

Hiện tại, hầu hết các khu vực biển được bảo vệ đều nằm trong lãnh hải của các nước thành viên Liên hợp quốc. Hiệp ước sẽ mở rộng phạm vi bảo vệ môi trường ra bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các quốc gia, vốn mở rộng 200 hải lý (370km) tính từ đường cơ sở.

Hơn 60% đại dương nằm bên ngoài vùng EEZ. Hiệp ước cũng yêu cầu nghiên cứu tác động đối với môi trường từ các hoạt động như thăm dò, khai thác vùng biển sâu.

Theo các nhà khoa học, việc bảo vệ biển khơi cũng là bảo vệ sự đa dạng sinh học biển, vốn đóng vai trò to lớn trong việc tạo ra oxy cũng như hấp thụ carbon dioxide, góp phần bảo vệ môi trường.

Thực tế hiện nay cho thấy biển và đại dương đang đối mặt các nguy cơ từ ô nhiễm môi trường, hiện tượng Trái đất ấm lên và tình trạng đánh bắt quá mức.

Tags Liên hợp quốc Ấn định thời gian Hiệp ước Biển khơi

Các tin khác

Trong những năm gần đây, việc thiết lập các khu bảo tồn biển (KBTB) đã được Chính phủ và các bộ, ngành quan tâm như một giải pháp nhằm phát huy giá trị tài nguyên biển, bảo vệ môi trường và phát triển nền kinh tế biển xanh.

Phát triển các mô hình kinh tế xanh, ít chất thải, các-bon thấp và tuần hoàn đang nhận được sự hưởng ứng của nhiều quốc gia, cộng đồng doanh nghiệp trên thế giới. Trong đó, kinh tế tuần hoàn (KTTH) đang được xem là xu thế tất yếu, được các nước coi là cuộc cách mạng công nghiệp xanh của thế kỷ 21.

Nhà nước tạo môi trường kinh doanh thông qua cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư, phát triển công nghệ sạch, tái sử dụng, tái chế chất thải; chất thải phải trở thành nguồn tài nguyên trong nền kinh tế ở cả khía cạnh sản xuất và tiêu dùng.

Quy mô dân số Hà Nội hiện đã phá vỡ kỷ lục khi vượt xa gần gấp đôi số liệu hoạch định trong đồ án quy hoạch chung, sớm chạm mức phát triển quy mô dân số đô thị của 20 - 30 năm tới. Điều này kéo theo các hệ quả tiêu quá tải hạ tầng đô thị không thể tránh khỏi với các biểu hiện như kẹt xe, thiếu trường học, và đặc biệt là thiếu nước sinh hoạt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục