QLMT - Một nghiên cứu mới đăng trên cambridge.org cho biết có 853 hóa chất được sử dụng trong nhựa tái chế PET, phổ biến nhất là antimon và acetaldehyde.
Có 461 loại hợp chất hữu cơ dễ bay hơi được phát hiện trong nhựa dùng lần đầu. Ảnh: ST
Birgit Geueke, tác giả chính của nghiên cứu, nhà khoa học cấp cao của Diễn đàn Bao bì Thực phẩm có trụ sở tại Zurich cùng cộng sự đã nghiên cứu đánh giá hàng trăm ấn phẩm khoa học về nhựa và nhựa tái chế để đưa ra đánh giá có hệ thống về các hóa chất trong bao bì, dụng cụ, đĩa và các vật dụng tái chế khác có thể tiếp xúc với thực phẩm.
Theo các nhà khoa học, có 853 hóa chất được sử dụng trong nhựa tái chế PET, phổ biến nhất là antimon và acetaldehyde, các chất độc mạnh như 2,4-DTBP, ethylene glycol, chì, axit terephthalic, bisphenol và oligomer PET tuần hoàn cũng thường xuyên xuất hiện. Các hóa chất được thêm vào hoặc tạo ra trong quá trình tái chế. Có 461 loại hợp chất hữu cơ dễ bay hơi được phát hiện trong nhựa dùng lần đầu, và có đến 573 loại được tìm thấy trong nhựa tái chế.
Các tác giả nghiên cứu lưu ý lưu rằng các chai làm từ nhựa polyetylen terephthalate (PET) là một vật trung chuyển hóa chất phổ biến. Đồng thời nhấn mạnh: "Các hóa chất độc hại có thể tích tụ trong vật liệu tái chế và sau đó nhiễm vào thực phẩm, dẫn đến việc con người bị phơi nhiễm mãn tính.
Nghiên cứu đưa ra khuyến cáo rằng: "Cần chuyển hướng sang các vật liệu có thể được tái sử dụng một cách an toàn do đặc tính vật liệu trơ, giảm tác động của bao bì thực phẩm sử dụng một lần đối với môi trường và của các hóa chất tồn đọng đối với sức khỏe con người”. Trước khi điều đó trở thành hiện thực, người tiêu dùng có thể tự bảo vệ mình bằng cách tránh dùng đồ nhựa để đựng thực phẩm nhiều nhất có thể, mang theo hộp không phải bằng nhựa khi cần đựng đồ ăn và tránh các sản phẩm thực phẩm có bao bì nhựa. Biện pháp khắc phục hiệu quả nhất chính là loại bỏ nhựa và xã hội sử dụng các vật liệu an toàn hơn.
(Tham khảo: cambridge.org)
LÂM HÀ
Tags
hóa chất
nhựa tái chế
PET
nhựa
Do nhiệt độ tăng cao do hiện tượng nóng lên toàn cầu, lớp băng vĩnh cửu đang dần bắt đầu tan chảy gây nên lo lắng về sự sụp đổ của các thành phố ở Vòng Bắc Cực.
GS.TSKH.BS Dương Quý Sỹ, Hiệu trưởng Trưởng Cao đẳng Y tế Lâm Đồng khẳng định, biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng đến giấc ngủ theo cơ chế khí hậu nóng dần lên kéo theo số lượng người người bị mất ngủ ngày càng gia tăng.
Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia về môi trường không khí, ô nhiễm không khí tại Hà Nội cũng như các tỉnh miền Bắc chủ yếu là ô nhiễm bụi PM2.5. Vậy đâu là nguồn gây ra tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội?
Mới đây, một báo cáo quan trọng được công bố bởi một nhóm 114 nhà nghiên cứu trên toàn cầu đã đưa ra cảnh báo về tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe con người.