Nồng độ bụi PM2.5 tại Việt Nam vượt 3 - 5 lần ngưỡng khuyến nghị của WHO

  • Cập nhật: Thứ năm, 31/3/2022 | 11:45:00 AM

QLMT - IQAir/AirVisual mới công bố báo cáo Chất lượng không khí Toàn cầu 2021 cho thấy Việt Nam đứng thứ 3/9 quốc gia Đông Nam Á (sau Indonesia và Myanmar), đứng thứ 36/117 quốc gia trên thế giới có nồng độ PM2.5 trung bình năm cao nhất.

Nồng độ bụi PM2.5 trung bình năm 2021 tại Việt Nam theo trọng số dân số là 24,7 μg/m3, có xu hướng giảm so với năm 2020 (28,1 μg/m3) và năm 2019 (34,1 μg/m3). 


Ảnh minh hoạ. ITN

Năm 2021, WHO đã khuyến nghị về mức không khí sạch cho con người (giảm nồng độ bụi PM2.5từ 10 μg/m3 xuống còn 5 μg/m3), do đó, Việt Nam hiện đang trong nhóm "màu cam”, tức các nước có nồng độ bụi PM2.5 vượt 3 - 5 lần ngưỡng khuyến nghị của WHO. 

Báo cáo đã cập nhật dữ liệu của 15 thành phố tại Việt Nam. Tại Hà Nội, nồng độ PM2.5 trung bình năm 2021 giảm 4,5% so với năm 2020, từ 37,9 μg/m3 xuống còn 36,2 μg/m3, xếp thứ 10/15 khu vực Đông Nam Á. Thái Nguyên và Hải Phòng có mặt trong nhóm 5 thành phố ô nhiễm nhất Đông Nam Á; trong khi chất lượng không khí ở TP.HCM, Đà Nẵng, Huế có xu hướng cải thiện trong năm 2021, giảm xuống dưới 25 μg/m3- mức tương đương tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam.

Báo cáo IQAir/AirVisual năm 2021 phân tích dữ liệu nồng độ bụi PM2.5 từ 6.475 thành phố và 117 quốc gia, vùng lãnh thổ với dữ liệu được thu thập từ các trạm quan trắc của chính phủ và các thiết bị đo chất lượng không khí sử dụng cảm biến của tư nhân. Kết quả cho thấy trên thế giới, chỉ có 3% số thành phố và không có quốc gia nào có nồng độ bụi PM2.5 trung bình năm nằm dưới ngưỡng Khuyến nghị về chất lượng không khí mới của WHO.

Bắc Lãm (T/H)

Tags bụi PM2.5 WHO chất lượng không khí

Các tin khác

Khoảng 95% nông dân trồng lúa và cây ăn quả ở Việt Nam đều lạm dụng thuốc trừ sâu. Điều này làm nảy sinh nhiều lo ngại về an toàn thực phẩm và tác động tiêu cực đến môi trường.

Ở một số nơi, trồng cây mật độ dày đặc khiến ít ánh sáng Mặt trời được phản xạ trở lại vũ trụ, dẫn đến Trái đất hấp thụ nhiều nhiệt hơn.

Viện Nghiên cứu Khí quyển và Nước quốc gia New Zealand (NIWA) ngày 25/3 công bố báo cáo cho thấy các sông băng ở nước này đang "tiếp tục co lại" và đứng trước nguy cơ tan biến do mất băng kéo dài.

Sau mỗi trận động đất, các khu vực rừng phải mất thời gian lên tới hàng thập kỷ để phục hồi hoàn toàn. Vì vậy cần thiết phải quản lý rủi ro để bảo vệ môi trường, tài nguyên rừng hiệu quả sau trước và sau các thảm hoạ địa chất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục