Lượng muối dùng trong công nghiệp và y dược gấp 10 đến 20 lần so với dùng cho ăn uống

  • Cập nhật: Chủ nhật, 7/11/2021 | 9:27:44 AM

QLMT - Theo một bài viết khoa học của tác giả Phùng Duy Tiến - Công ty CP Muối và Thực phẩm Bình Định, muối được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp và y dược, với lượng tiêu thụ nhiều gấp 10 đến 20 lần so với dùng cho ăn uống trực tiếp thông qua chế biến thực phẩm hàng ngày.

Muối dùng trong công nghiệp và y dược gấp 10 đến 20 lần so với dùng cho ăn uống

Cơ cấu tiêu dùng và sử dụng muối ăn (NaCl) trên thế giới gồm 60% cho sản xuất công nghiệp và y dược, 30% cho chế biến thực phẩm và ăn trực tiếp, 10% cho các tiêu dùng khác. Muối có mặt trong khoảng 14.000 loại sản phẩm công nghiệp và thực phẩm.

Muối ăn mà ngày nay chúng ta mua về dùng không phải là NaCl nguyên chất, mà đã qua tinh chế và bổ sung thêm một số thành phần vi lượng. Trong sinh hoạt hàng ngày, muối ăn được dùng làm chất điều vị, bảo quản thực phẩm. Gia súc ăn thêm muối ăn sẽ chóng lớn, ít bệnh tật. Muối ăn còn được dùng trong việc chọn giống và trộn với các loại phân hữu cơ để bón cho lúa và hoa màu. 

Từ muối ăn có thể chế tạo ra nhiều loại hóa chất như kẽm clorua dùng trong việc hàn kim loại, thủy ngân clorua dùng trong y dược, natri clorat và hypoclorat dùng làm thuốc hiện ảnh.

Tác giả bài báo cũng cho biết, hiện nay, nước ta có trên 70 cơ sở chế biến muối nhưng chỉ có 15 dây chuyền chế biến muối tinh liên tục theo phương pháp nghiền rửa muối, trong đó có 11 dây chuyền do Công ty CP Công nghệ Muối biển - Saltechco thiết kế chế tạo và lắp đặt đồng bộ, 2 dây chuyền nhập khẩu đồng bộ của Tây Ban Nha và 2 dây chuyền hỗn hợp dùng máy móc của Việt Nam và Trung Quốc. Sản phẩm của các dây chuyền này hầu hết là muối tinh và muối tinh sấy dùng cho ngành công nghiệp thực phẩm và ăn trực tiếp, đáp ứng khoảng 40% nhu cầu thị trường. Các muối chất lượng cao đặc biệt là muối cho ngành dược, đều phải nhập khẩu từ Thái Lan, Trung Quốc.

Chuyên trang Quản lý môi trường

Tags Muối công nghiệp y dược muối ăn NaCl

Các tin khác

Ở một số nơi, trồng cây mật độ dày đặc khiến ít ánh sáng Mặt trời được phản xạ trở lại vũ trụ, dẫn đến Trái đất hấp thụ nhiều nhiệt hơn.

Viện Nghiên cứu Khí quyển và Nước quốc gia New Zealand (NIWA) ngày 25/3 công bố báo cáo cho thấy các sông băng ở nước này đang "tiếp tục co lại" và đứng trước nguy cơ tan biến do mất băng kéo dài.

Sau mỗi trận động đất, các khu vực rừng phải mất thời gian lên tới hàng thập kỷ để phục hồi hoàn toàn. Vì vậy cần thiết phải quản lý rủi ro để bảo vệ môi trường, tài nguyên rừng hiệu quả sau trước và sau các thảm hoạ địa chất.

Những ai có những mảnh vi nhựa mắc lại trong một mạch máu quan trọng nhiều khả năng sẽ phải hứng chịu đau tim, đột quỵ, thậm chí là tử vong, theo một nghiên cứu kéo dài trong ba năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục