Việt Nam xếp thứ 3 thế giới về nhập khẩu phế liệu nhựa

  • Cập nhật: Thứ hai, 1/11/2021 | 10:50:50 AM

QLMT - Theo một thống kê từ The Guardian cuối năm 2019, Việt Nam xếp thứ 3 thế giới về nhập khẩu phế liệu nhựa mỗi năm.

Việt Nam xếp thứ 3 thế giới về nhập khẩu phế liệu nhựa
Ảnh minh hoạ. ITN

Chỉ tính từ tháng 1 đến tháng 11/2018, Việt Nam đã nhập khẩu 443.600 tấn phế liệu nhựa. Con số trên là minh chứng cho thấy cùng với sự phát triển của xã hội, Việt Nam đang có nguy cơ trở thành bãi rác của thế giới với lượng tiêu thụ "khổng lồ” các sản phẩm nhựa và khối lượng nhập khẩu phế liệu nhựa đáng kể phục vụ các ngành công nghiệp. Ở chiều ngược lại, Mỹ là quốc gia xuất khẩu phế liệu nhựa nhiều nhất thế giới.

Việc phụ thuộc từ 70 - 80% nguyên liệu nhựa nhưng ngành nhựa đang có nguy cơ đối mặt với "cơn khát” mới khi chính phủ sẽ cho ngừng nhập khẩu phế liệu nhựa - một trong những thành phần tạo ra nguyên liệu nhựa từ năm 2025.  

Một báo cáo mới của Ngân hàng thế giới (WB) về cơ hội và rào cản đối với tuần hoàn nhựa tại Việt Nam cho thấy, mỗi năm Việt Nam tiêu thụ khoảng 3,9 triệu tấn nhựa PET, LDPE, HDPE và PP. Tuy vậy, chỉ có 1,28 triệu tấn nhựa (33%) được thu hồi và tái chế. 

Bởi vậy, ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp Việt Nam cần tiếp cận nhanh với nền kinh tế tuần hoàn để tối đa hoá vòng đời sản phẩm, tạo ra những nguồn nguyên liệu mới từ phế liệu nhựa, vừa đạt lợi ích về kinh tế, vừa tạo ra các giá trị mới cho xã hội và môi trường. 

Chuyên trang Quản lý môi trường




Tags nhập khẩu phế liệu nhựa kinh tế tuần hoàn

Các tin khác

Tháng 5/2023, trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Biological Reviews, các nhà khoa học cho biết gần một nửa số loài động vật trên Trái đất đang bị suy giảm.

Theo các nhà nhân khẩu học, “cơ cấu dân số vàng” là thời kỳ mà tỷ lệ những người từ 15 tuổi đến 64 tuổi (những người có thể có khả năng lao động) từ chiếm 66% tổng số dân trở lên.

Cơ thể chúng ta là một nguồn ô nhiễm. Nêu vấn đề này ra có thể có một số người chưa nhận thức được. Nhưng chúng ta sẽ phát hiện ra điều này khi tập trung một số đông người trong một môi trường nhỏ hẹp.

Một nghiên cứu mới đăng trên cambridge.org cho biết có 853 hóa chất được sử dụng trong nhựa tái chế PET, phổ biến nhất là antimon và acetaldehyde.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục