Các ngành kinh tế cần khoảng 145 tỷ m3 nước mỗi năm

  • Cập nhật: Thứ hai, 11/10/2021 | 4:57:04 PM

QLMT - Theo thống kê chưa đầy đủ, tổng lượng nước cần cung cấp cho các ngành kinh tế hiện tại khoảng 137-145 tỷ m3 mỗi năm

Tổng lượng nước cần cung cấp cho các ngành kinh tế khoảng 145 tỷ m3Hồ sinh thái Phủ Lý. Ảnh: Nguyễn Quý Đạt

Theo báo cáo của Viện Quy hoạch Thuỷ lợi (2015), lượng nước sử dụng hằng năm cho nông nghiệp khoảng 93 tỷ m3, cho công nghiệp khoảng 17,3 tỷ m3, cho dịch vụ là 2 tỷ m3, cho sinh hoạt là 3,09 tỷ m3. Đến năm 2030, dự kiến cơ cấu sử dụng nước sẽ thay đổi theo xu hướng nông nghiệp 75%, công nghiệp 16%, tiêu dùng 9%.

Theo thống kê chưa đầy đủ, tổng lượng nước cần cung cấp cho các ngành kinh tế hiện tại khoảng 137-145 tỷ m3; dự báo đến năm 2030, con số này là khoảng 150 tỷ m3. Trong đó, lượng nước sử dụng trong mùa khô chiếm tới khoảng 60%, nếu tính cả lượng nước cần cho môi trường sinh thái ở hạ du khoảng 50 tỷ m3, thì tổng lượng nước cần có để dùng trong mùa khô là 140 tỷ m3.

Trong khi đó, nguồn nước tự nhiên trong mùa khô của tất cả các lưu vực sông (LVS) chỉ khoảng 30%, tương đương với 96 tỷ m3, cộng với lượng nước trữ được của các hồ chứa trên toàn quốc khoảng 40 tỷ m3 thì lượng nước cấp trong mùa khô rất căng thẳng, dẫn đến xung đột trong sử dụng nước giữa các ngành trên một LVS và xung đột này ngày càng gay gắt, nhất là tại các LVS vừa và nhỏ.

Hiệp hội Tài nguyên nước quốc tế (IWRA) đưa nước ta vào nhóm quốc gia thiếu nước. Đây là một thực trạng đáng báo động và nếu không quản lý tốt nguồn tài nguyên này thì chỉ trong tương lai gần, nước ta sẽ rơi vào tình trạng khan hiếm nước.

Chuyên trang Quản lý môi trường


Tags Tài nguyên nước lượng nước cơ cấu sử dụng nước lưu vực sông

Các tin khác

Khoảng 95% nông dân trồng lúa và cây ăn quả ở Việt Nam đều lạm dụng thuốc trừ sâu. Điều này làm nảy sinh nhiều lo ngại về an toàn thực phẩm và tác động tiêu cực đến môi trường.

Ở một số nơi, trồng cây mật độ dày đặc khiến ít ánh sáng Mặt trời được phản xạ trở lại vũ trụ, dẫn đến Trái đất hấp thụ nhiều nhiệt hơn.

Viện Nghiên cứu Khí quyển và Nước quốc gia New Zealand (NIWA) ngày 25/3 công bố báo cáo cho thấy các sông băng ở nước này đang "tiếp tục co lại" và đứng trước nguy cơ tan biến do mất băng kéo dài.

Sau mỗi trận động đất, các khu vực rừng phải mất thời gian lên tới hàng thập kỷ để phục hồi hoàn toàn. Vì vậy cần thiết phải quản lý rủi ro để bảo vệ môi trường, tài nguyên rừng hiệu quả sau trước và sau các thảm hoạ địa chất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục