Phòng chống dịch trong KCN&CX: Nhiệm vụ hàng đầu thực hiện 'mục tiêu kép'

Bài 2: ‘Lá chắn thép’ phòng chống COVID-19 tại các khu công nghiệp

  • Cập nhật: Thứ tư, 26/5/2021 | 4:10:48 PM

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp, có nguy cơ lan rộng tại các khu công nghiệp như đang diễn ra ở một số địa phương, Hà Nội đã nhanh nhạy, kịp thời đưa ra chiến lược lập Tổ An toàn COVID-19 trong các khu công nghiệp và chế xuất để phòng, chống dịch hiệu quả, ngăn chặn nguồn lây.

Bài 2: ‘Lá chắn thép’ phòng chống COVID-19 tại các khu công nghiệp
Công nhân trong các khu công nghiệp và chế xuất phải tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn phòng, chống dịch. Ảnh: VGP/Thiện Tâm

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã chỉ đạo LĐLĐ các quận, huyện, thị xã, Công đoàn ngành, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở chủ động phối hợp với chính quyền đồng cấp hướng dẫn các doanh nghiệp thành lập bộ phận phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại các doanh nghiệp (gọi tắt là Tổ An toàn COVID-19). Đây được xem là những "pháo đài", "lá chắn thép” chống dịch ngay trong khu vực có nguy cơ cao của Hà Nội.

Theo đó, LĐLĐ Thành phố đã yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tại Hà Nội, nhất là các khu công nghiệp, chế xuất, mỗi tổ sản xuất hoặc bộ phận tương đương của các cơ sở sản xuất kinh doanh, phải thành lập ít nhất một Tổ An toàn COVID-19 hoạt động kiêm nhiệm. Thành viên của Tổ là người lao động đang trực tiếp làm việc tại tổ sản xuất, am hiểu công tác phòng, chống dịch bệnh, gương mẫu, có uy tín đối với công nhân lao động, để từ đó thực hiện công tác tuyên truyền, giám sát và phát huy hiệu quả mô hình chống dịch COVID-19 ngay tại nơi sản xuất.

Bài 2: ‘Lá chắn thép’ phòng chống COVID-19 tại các khu công nghiệp
12 Tổ An toàn COVID-19 của Licogi đã đi vào hoạt động và phát huy hiệu quả trong phòng, chống dịch COVID-19. Ảnh: VGP/Minh Anh

Phát huy hiệu quả các Tổ An toàn COVID-19

Là doanh nghiệp sở hữu 650 lao động đang hằng ngày trực tiếp sản xuất các sản phẩm cơ khí với nhiều đơn hàng trong và ngoài nước, ban lãnh đạo, công đoàn và tất cả người lao động Công ty Cổ phần Cơ khí Đông Anh Licogi đều ý thức về việc nâng cao tinh thần phòng, chống dịch, quyết tâm giữ môi trường làm việc an toàn nhất.

12 Tổ An toàn COVID-19 của Licogi đã đi vào hoạt động với lực lượng nòng cốt là cán bộ công đoàn, an toàn vệ sinh viên, công nhân lao động trực tiếp tại các phân xưởng. Các thành viên Tổ An toàn COVID-19 dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh mà vẫn được hưởng lương.

Chủ tịch Công đoàn Licogi cho biết, hiện 12 Tổ An toàn COVID-19 hoạt động hiệu quả; thông tin được trao đổi qua Zalo của từng Tổ để trên khai kịp thời đến đoàn viên, người lao động. Công ty đã xây dựng 2 lớp phòng dịch, đó là đo thân nhiệt, sát khuẩn, khai báo y tế tại cổng ra vào và Tổ An toàn COVID-19 tại các xưởng.

Đặc biệt, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 Công ty đã xây dựng kịch bản với 5 cấp độ, phân công rõ trách nhiệm của từng thành viên Tổ An toàn COVID-19, trong đó cấp độ cao nhất là phát hiện F0 với sự chuẩn bị đầy đủ về nhu yếu phẩm, thiết bị bảo hộ cho trường hợp bị phong tỏa…

Tại các phân xưởng sản xuất, người lao động cũng tự ý thức về phòng, chống dịch. Anh Nguyễn Quang Bảo – công nhân xưởng sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị cho biết, từ khi Tổ An toàn COVID-19 ra đời, các thành viên của Tổ tích cực nhắc nhở việc đeo khẩu trang, sát khuẩn, thực hiện giãn cách… Điều này khiến anh em công nhân không chỉ tuân thủ nghiêm các quy định phòng chống dịch COVID-19 mà còn tự thấy trách nhiệm của mình. Anh Bảo nhấn mạnh "cách làm việc của các thành viên Tổ An toàn COVID-19 truyền cảm hứng cho mỗi người trong Công ty để tự giác chấp hành, chú ý phát hiện những trường hợp bất thường, có dấu hiệu về dịch bệnh để kịp thời thông báo cho Tổ”.

Đến nay TP. Hà Nội đã có 2.146 doanh nghiệp thành lập Tổ An toàn COVID-19, với 7.602 tổ và 36.907 người tham gia. Riêng tại các khu công nghiệp và chế xuất có 347 doanh nghiệp (đạt 100% các doanh nghiệp có Công đoàn cơ sở), với 1.950 tổ và 8.151 người tham gia.

Các doanh nghiệp chưa có công đoàn cơ sở nhưng đã thành lập Tổ An toàn COVID-19 gồm: Huyện Phúc Thọ có 4 doanh nghiệp, với 4 tổ và 17 người tham gia; quận Cầu Giấy có 39 doanh nghiệp, với 53 tổ và 202 người tham gia; quận Nam Từ Liêm có 2 doanh nghiệp, với 2 tổ và 8 người tham gia; huyện Đan Phượng có 2 doanh nghiệp với 5 tổ và 18 người tham gia; quận Long Biên có  124 doanh nghiệp với 186 tổ và 586 người tham gia; huyện Hoài Đức có 3 doanh nghiệp với 3 tổ và 30 người tham gia; huyện Gia Lâm có 7 doanh nghiệp với 12 tổ và 41 người tham gia; quận Hoàng Mai có 2 doanh nghiệp với 03 tổ và 9 người tham gia.

Theo ông Nguyễn Phi Thường, Chủ tịch LĐLĐ TP. Hà Nội, Tổ An toàn COVID-19 là lực lượng nòng cốt cho công tác phòng, chống dịch bệnh tại các doanh nghiệp, từ đó góp phần cùng các cấp chính quyền và nhân dân Thủ đô kiểm soát tốt tình hình dịch; khẳng định vai trò của tổ chức Công đoàn, đoàn viên, người lao động trong việc cùng doanh nghiệp phòng, chống dịch và đảm bảo ổn định sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, một số cơ sở sản xuất kinh doanh tại các khu công nghiệp ở một số địa phương đã phải dừng hoạt động. Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, khi các cơ sở này hoạt động trở lại, có 3 điều kiện tiên quyết và quan trọng cần thực hiện. Đó là là môi trường phải được khử khuẩn sạch sẽ; các cơ sở phải đảm bảo tiêu chí an toàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế đã ban hành cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trong điều kiện phòng chống dịch COVID-19; mọi công nhân trước khi đưa vào các dây chuyền sản xuất, đều phải đảm bảo đã được xét nghiệm COVID-19 âm tính.

Lãnh đạo Bộ Y tế cũng cho biết, trong thời điểm được sản xuất trở lại, khu công nghiệp, nhà máy phải xây dựng các tổ COVID-19, để tiến hành kiểm tra, đánh giá nội kiểm trong chính các khu công nghiệp, các nhà máy của mình. Đồng thời phát hiện những người có triệu chứng nhẹ như sổ mũi, ho, sốt thì cho nghỉ tại nhà, tiếp tục làm xét nghiệm định kỳ cho công nhân trong khi sản xuất. 


Theo Nhóm PV/baochinhphu.vn

Tags Phòng chống dịch Covid 19 Bắc Giang Bắc Ninh Khu công nghiệp

Các tin khác

Hội nghị Nước năm 2023 của Liên hợp quốc, diễn ra ở Mỹ, trùng thời điểm với Ngày Nước thế giới 22/3 là cơ hội để thế giới tăng cường hành động thúc đẩy giải quyết cuộc khủng hoảng nước và vệ sinh.

Sáng 7/3, Bộ Công an tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự của lực lượng Công an nhân dân năm 2022, triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2023.

Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) đã được quy định trong Luật bảo vệ môi trường 2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Thuế các - bon sẽ được tính toán để bù đắp những phí tổn xã hội của việc phát thải CO2 như chi phí khắc phục sự cố môi trường

Hiện nay, Việt Nam đã gián tiếp đánh thuế các - bon qua Thuế bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch. Mức thuế này chưa thực sự phản ánh bản chất của việc định giá các - bon.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục