Xu hướng xử lý chất thải điện tử bền vững

  • Cập nhật: Thứ năm, 13/5/2021 | 5:04:50 PM

QLMT - Theo tính toán của các nhà khao học, mỗi năm có khoảng 50 triệu tấn chất thải điện tử trên toàn thế giới được tái chế. Điều đáng lo ngại là ước tính khoảng 70 - 80% khối lượng chất thải này đã không được xử lý đúng cách. Vậy xu hướng xử lý chất thải điện tử bền vững để giảm tác động tiêu cực đến sức khỏe con người và môi trường như thế nào?

Trong đề tài nghiên cứu Xu hướng xử lý chất thải điện tử không hợp lý sang bền vững để giảm tác động tiêu cực đến sức khỏe con người và môi trường (From inequitable to sustainable e-waste processing for reduction of impact on human health and the environment) được đăng trên Environmental Research - Số 194, tháng 3-2021, các nhà nghiên cứu đã đề cập rất chi tiết về vấn đề này, đồng thời đề xuất các biện pháp quản lý và can thiệp thích hợp.

Theo nghiên cứu, đánh giá, ước tính khoảng 70 - 80% khối lượng chất thải điện tử trên toàn cầu đã không được xử lý đúng cách vì chúng đều được đổ vào các bãi chôn lấp hoặc được tái chế một cách không chính thức. Việc tái chế như vậy đã được thực hiện trực tiếp trên các bãi chôn lấp hoặc tại các cửa hàng tái chế nhỏ hay làng nghề tái chế, thường do gia đình tự xử lý theo phương pháp thủ công mà không có nhiều quy định hoặc giám sát. Quy trình truyền thống xử lý thủ công bao gồm việc tháo dỡ thủ công, làm sạch bằng dung môi nguy hiểm, đốt cháy và nấu chảy trên ngọn lửa trần, v.v., sẽ tạo ra nhiều chất độc hại và phơi nhiễm gây nguy hiểm cho người trực tiếp xử lý, các thành viên trong gia đình, cư dân lân cận, môi trường,  nhất là trẻ nhỏ.

Từ thực tế trên, các nhà khoa học đã đề ra hai mục tiêu chính của đề tài nghiên cứu:

Thứ nhất, để giải quyết các xu hướng hiện tại và các mối đe dọa mới nổi của thực trạng quản lý chất thải điện tử.

Thứ hai là đề xuất các biện pháp và can thiệp thích hợp, giám sát độc lập việc tuân thủ việc mua bán và xử lý chất thải điện tử theo Bản sửa đổi cấm của Basel. 

Theo các nhà khoa học, ngành công nghiệp tái chế cần được đánh giá cẩn thận bằng nỗ lực chung từ các cơ quan quốc tế, các ngành sản xuất và các bên liên quan khác để phát triển các quy trình tốt hơn. Việc chuyển đổi tiếp theo sang các giải pháp quản lý chất thải điện tử công bằng và bền vững hơn sẽ giúp sử dụng hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và ngăn ngừa các tác động xấu đến sức khỏe và môi trường.

Hà Thắm (lược dịch)
Nguồn: sciencedirect.com


Tags chất thải điện tái chế rác thải công bố quốc tế về lĩnh vực môi trường

Các tin khác

Hội nghị Nước năm 2023 của Liên hợp quốc, diễn ra ở Mỹ, trùng thời điểm với Ngày Nước thế giới 22/3 là cơ hội để thế giới tăng cường hành động thúc đẩy giải quyết cuộc khủng hoảng nước và vệ sinh.

Sáng 7/3, Bộ Công an tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự của lực lượng Công an nhân dân năm 2022, triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2023.

Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) đã được quy định trong Luật bảo vệ môi trường 2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Thuế các - bon sẽ được tính toán để bù đắp những phí tổn xã hội của việc phát thải CO2 như chi phí khắc phục sự cố môi trường

Hiện nay, Việt Nam đã gián tiếp đánh thuế các - bon qua Thuế bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch. Mức thuế này chưa thực sự phản ánh bản chất của việc định giá các - bon.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục