Đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu môi trường và phát triển bền vững

  • Cập nhật: Thứ ba, 2/3/2021 | 4:49:14 PM

QLMT - Nhằm thực hiện hiệu quả các mục tiêu về môi trường và phát triển bền vững của ngành tài nguyên và môi trường, Bộ TN&MT đã giao Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường chủ trì thực hiện định kỳ “Đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu môi trường và phát triển bền vững đến năm 2030"

danh-gia-tinh-hinh-thuc-hien-cac-chi-tieu-moi-truong-va-phat-trien-ben-vung-1
Ảnh minh họa

Đại diện cho nhóm thực hiện nhiệm vụ, ThS. Dương Thị Phương Anh cho biết: Việc đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu môi trường và phát triển bền vững đến năm 2030 nhằm đánh giá tình hình thực hiện, các kết quả đạt được, tồn tại, yếu kém của việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển bền vững của ngành tài nguyên và môi trường đã được phê duyệt tại Kế hoạch hành động thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến 2030 của ngành tài nguyên và môi trường. Từ đó, đề xuất các giải pháp cụ thể cho việc thực hiện thành công các mục tiêu, chỉ tiêu.

Việc đánh giá thực hiện các chỉ tiêu phát triển bền vững tài nguyên môi trường đến năm 2030 được thực hiện ở Bộ TN&MT, các bộ, ngành và địa phương và có sự tham gia rộng rãi của nhiều chuyên gia, cán bộ quản lý, các bên liên quan trên phạm vi cả nước. Cụ thể, Viện sẽ rà soát hiện trạng môi trường và phát triển bền vững trong các báo cáo quốc gia; khảo sát hiện trạng thực hiện 40 chỉ tiêu môi trường và phát triển bền vững tại các Bộ ngành, địa phương; đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu môi trường và phát triển bền vững đến năm 2030 và đề xuất giải pháp.

Về các chỉ tiêu và lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến 2030 của ngành tài nguyên và môi trường, kế hoạch hành động được ban hành với 40 chỉ tiêu gắn với 6 nhóm nhiệm vụ đề ra bao gồm: Phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường; quản lý tổng hợp, khai thác bền vững, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên nước; quản lý tài nguyên đất và tài nguyên khoáng sản theo hướng khai thác hợp lý, bền vững và sử dụng hiệu quả; ứng phó kịp thời, hiệu quả với biến đổi khí hậu và thiên tai; bảo tồn và sử dụng bền vững biển, hải đảo và đại dương; Bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ hệ sinh thái

Theo ThS. Dương Thị Phương Anh, hiện nay, hiện trạng số liệu 40 chỉ tiêu chưa được cập nhật, nhiều chỉ tiêu chưa có số liệu thống kê; phương pháp thu thập, tổng hợp số liệu của các chỉ tiêu chưa có. Bên cạnh đó, theo Quyết định 3756/QĐ-BTNMT ngày 13/12/2018 của Bộ trưởng Bộ TN&MT về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030 của ngành TN&MT thì kế hoạch hành động được tổng hợp theo định kỳ hàng năm; sơ kết giữa kỳ vào năm 2020, 2025; đánh giá cuối kỳ năm 2030.


Theo Hoàng Ngân/ Báo Tài Nguyên & Môi Trường

Tags chỉ tiêu môi trường ngành tài nguyên và môi trường phát triển bền vững

Các tin khác

Hội nghị Nước năm 2023 của Liên hợp quốc, diễn ra ở Mỹ, trùng thời điểm với Ngày Nước thế giới 22/3 là cơ hội để thế giới tăng cường hành động thúc đẩy giải quyết cuộc khủng hoảng nước và vệ sinh.

Sáng 7/3, Bộ Công an tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự của lực lượng Công an nhân dân năm 2022, triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2023.

Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) đã được quy định trong Luật bảo vệ môi trường 2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Thuế các - bon sẽ được tính toán để bù đắp những phí tổn xã hội của việc phát thải CO2 như chi phí khắc phục sự cố môi trường

Hiện nay, Việt Nam đã gián tiếp đánh thuế các - bon qua Thuế bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch. Mức thuế này chưa thực sự phản ánh bản chất của việc định giá các - bon.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục