Bảo vệ môi trường luôn là vấn đề cấp bách

  • Cập nhật: Thứ ba, 3/11/2020 | 2:28:35 PM

Trước những áp lực lớn của suy thoái môi trường, tác động tới đời sống, kinh tế - xã hội đòi hỏi phải có tầm nhìn mới, triển khai các giải pháp toàn diện cho chiến lược bảo vệ môi trường.

bvmt
Ô nhiễm môi trường đang ngày càng trở nên trầm trọng. Ảnh: Chiến Công
Bộc lộ nhiều hạn chế

Luật Bảo vệ môi trường hiện hành được Quốc hội khóa XIII thông qua năm 2014 đã đưa ra nhiều chính sách, cách tiếp cận đổi mới, từng bước đưa phương thức quản lý, giải quyết các vấn đề về môi trường từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa, kiểm soát các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, sau 6 năm thực hiện, Luật đã bộc lộ những hạn chế, chưa tiếp cận kịp thời các vấn đề phát sinh mới từ thực tiễn. Cách thức quản lý còn mang nặng tính mệnh lệnh hành chính, chủ yếu dựa vào quy trình, thủ tục, chưa chú trọng quản lý theo mục tiêu và kết quả về bảo vệ môi trường; nhiều nội dung về bảo vệ môi trường còn phân tán tại các luật khác nhau. Trong khi đó, môi trường đang diễn biến ngày càng phức tạp, đòi hỏi phải nhanh chóng thay đổi phương thức quản lý, kiểm soát về môi trường.
Đại diện Bộ TN&MT cũng cho rằng, Luật Bảo vệ môi trường hiện hành chưa tiếp cận và cập nhật với những thay đổi nhanh của cơ chế thị trường. Quản lý môi trường mới chỉ tập trung đề cao vai trò, trách nhiệm của Nhà nước, chưa làm rõ vai trò của người dân, DN, sự tham gia của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và cộng đồng trong bảo vệ môi trường, chưa huy động hiệu quả nguồn lực của xã hội cho bảo vệ môi trường. Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy việc quản lý môi trường phải gắn với kết quả, mục tiêu cuối cùng về bảo vệ môi trường, gắn trách nhiệm tuân thủ của DN kèm theo chế tài xử lý nghiêm khắc. Những vấn đề nêu trên cho thấy sự cần thiết phải hoàn thiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường một cách tổng thể, toàn diện, đồng bộ và thống nhất, bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả trong triển khai thực hiện vào đời sống và phát triển kinh tế - xã hội.

Sửa đổi để đáp ứng thực tiễn

Tại buổi tọa đàm "Góc nhìn cộng đồng và chuyên gia đối với Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi" ngày 2/11, nhiều ý kiến đồng tình cần phải sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, cũng phải căn chỉnh một số vấn đề cho phù hợp. Chuyên gia môi trường, biến đổi khí hậu, TS Nguyễn Văn Liêm nhìn nhận, trong Luật cần có một chương về biến đổi khí hậu. Bởi biến đổi khí hậu là điều kiện sống còn, nếu không có điều luật chặt chẽ sẽ có nhiều vấn đề phức tạp, hậu quả khó lường. "Tháng 7/2020, Việt Nam đã cam kết với quốc tế giảm phát thải khí nhà kính xuống còn 9%. Để có được con số này thì phải kiểm kê... Còn về vấn đề môi trường không khí, quy chuẩn là thước đo về môi trường không khí nhưng trong dự thảo Luật không đề cập đến. Quy chuẩn về không khí chúng ta đưa ra cũng thấp hơn so với quốc tế yêu cầu, cần xem xét lại" - TS Nguyễn Văn Liêm kiến nghị.

Chuyên gia luật pháp môi trường, TS Bùi Đức Hiển cũng nhìn nhận, tại khoản 8, Điều 4 quy định còn chung chung khi chỉ nói các cá nhân, tổ chức vi phạm gây thiệt hại ô nhiễm môi trường thì phải chịu trách nhiệm pháp lý. Như vậy, cũng chưa đáp ứng đúng quy định tại khoản 4, Điều 63 Hiến pháp năm 2013. Tôi cho rằng cần sửa đổi và chịu trách nhiệm pháp lý không chỉ cá nhân, tổ chức mà cả cơ quan có thẩm quyền.

Hà Ảnh/Kinh tế Đô thị

Tags bảo vệ môi trường quản lý môi trường suy thoái môi trường

Các tin khác

Hội nghị Nước năm 2023 của Liên hợp quốc, diễn ra ở Mỹ, trùng thời điểm với Ngày Nước thế giới 22/3 là cơ hội để thế giới tăng cường hành động thúc đẩy giải quyết cuộc khủng hoảng nước và vệ sinh.

Sáng 7/3, Bộ Công an tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự của lực lượng Công an nhân dân năm 2022, triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2023.

Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) đã được quy định trong Luật bảo vệ môi trường 2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Thuế các - bon sẽ được tính toán để bù đắp những phí tổn xã hội của việc phát thải CO2 như chi phí khắc phục sự cố môi trường

Hiện nay, Việt Nam đã gián tiếp đánh thuế các - bon qua Thuế bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch. Mức thuế này chưa thực sự phản ánh bản chất của việc định giá các - bon.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự