Đà Nẵng đặt mục tiêu hơn 90% số tổ dân phố triển khai phân loại rác

  • Cập nhật: Thứ hai, 15/5/2023 | 4:07:45 PM

QLMT - Kế hoạch đề ra mục tiêu trong năm 2023, thành phố có hơn 90% số tổ dân phố triển khai phân loại rác và 90% số hộ gia đình phân loại rác hiệu quả tại địa bàn khu dân cư

UBND thành phố Đà Nẵng vừa ban hành kế hoạch triển khai phân loại chất thải rắn (rác) sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong năm 2023, nhằm giảm thiểu tối đa khối lượng rác thải phát sinh và xử lý tại khu xử lý tập trung, góp phần tối ưu các chi phí đầu tư, xử lý của thành phố, sớm đáp ứng các quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020...



Phụ nữ quận Thanh Khê, Đà Nẵng tổ chức hoạt động đổi rác lấy quà. Ảnh: Tư liệu

Kế hoạch đề ra mục tiêu trong năm 2023, thành phố có hơn 90% số tổ dân phố triển khai phân loại rác và 90% số hộ gia đình phân loại rác hiệu quả tại địa bàn khu dân cư; hơn 70% cơ sở trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, hơn 80% cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, du lịch và 100% trường học, cơ sở y tế trên địa bàn thành phố phân loại rác bảo đảm theo phương thức chung của thành phố; hơn 80% chợ, siêu thị, trung tâm thương mại được tuyên truyền, hướng dẫn và thực hiện phân loại rác.

Về thành phần rác được phân loại, toàn thành phố triển khai đồng bộ phân loại rác có khả năng tái sử dụng, tái chế (gồm: các loại giấy, nhựa, kim loại) và các loại rác nguy hại (bóng đèn huỳnh quang hư, pin và ắc-quy đã qua sử dụng, vỏ chai và lọ đựng hóa chất...).

Tùy thuộc vào điều kiện của địa phương, các phường, xã triển khai thực hiện thí điểm phân loại chất thải thực phẩm (gồm thực phẩm nhà bếp trước và sau sơ chế, chế biến; thực phẩm thừa, quá hạn sử dụng; dầu thải; rác vườn...); chất thải cồng kềnh (tủ, giường, nệm, bàn, ghế, vật dụng, gốc cây, thân cây, cành cây...); chất thải từ hoạt động cải tạo, phá dỡ công trình xây dựng của hộ gia đình, cá nhân...

Ngọc Anh (T/h)

Tags Đà Nẵng Đặt mục tiêu Hơn 90% số tổ dân số Phân loại rác

Các tin khác

Hầu hết các loại chất thải đều có thể được phân loại ngay tại nhà. Việc phân loại và tái chế chúng là hết sức cần thiết để giảm thiểu lượng chất thải ra môi trường.

Các chương trình khuyến khích tái chế rác thải nhựa ở châu Âu đang vấp phải một trở ngại không ngờ tới, đó là sự phân hóa giữa các quốc gia phía Nam và phía Bắc.

Thúc đẩy áp dụng kinh tế tuần hoàn đang là một xu hướng mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế giới. Vậy làm thế nào để biến rác thải thành tài nguyên theo mô hình kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam hiện nay?

Vừa qua, UBND phường Đông Kinh, TP Lạng Sơn đã bàn giao 15 mô hình “Ngôi nhà xanh” cho các khối phố và trường học trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục