Đà Nẵng sẵn sàng cho chương trình truyền thông về phân loại rác tại nguồn

  • Cập nhật: Thứ tư, 12/1/2022 | 5:02:11 PM

QLMT - Vượt qua khó khăn do ảnh hưởng tác động của đại dịch Covid-19, Công ty cổ phần Môi trường đô thị Đà Nẵng đã chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện một chương trình truyền thông mới về phân loại rác tại nguồn.

Đà Nẵng sẵn sàng cho chương trình truyền thông về phân loại rác tại nguồn - Ảnh 1

Đó là chương trình truyền thông "Nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của cộng đồng trong việc phân loại, tái sử dụng và tái chế rác thải nhằm thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn hướng đến phát triển bền vững”. Chương trình được đồng hành bởi Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam (VUREIA), PRO Việt Nam và Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam.

Chương trình được khởi động từ từ tháng 9/2021. Khắc phục khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19, đầu tháng 11/2021, Công ty cổ phần Môi trường đô thị Đà Nẵng đã bắt tay thực hiện các công tác chuẩn bị để sẵn sàng cho một chiến dịch truyền thông mới về phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại nguồn tới cộng đồng. Phường Hòa Cường Nam đã được lựa chọn là nơi đầu tiên triển khai thực hiện chương trình với mục tiêu truyền thông về phân loại rác tới 3.000 hộ dân trên địa bàn. Chương trình đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của chính quyền địa phương. 
 
Đà Nẵng sẵn sàng cho chương trình truyền thông về phân loại rác tại nguồn - Ảnh 2

Công ty cổ phần Môi trường đô thị Đà Nẵng đã tiến hành in các porter, tờ rơi hướng dẫn cách nhận diện các loại CTRSH có thể thu hồi, tái chế và tiến hành phát cho người dân tại các điểm giao thông, các chợ, siêu thị. Theo đó, các loại CTRSH có thể thu hồi bao gồm giấy, kin loại và nhựa. Các túi đựng rác tái chế và tờ rơi đã được Công ty cổ phần Môi trường đô thị Đà Nẵng cấp phát đến các hộ dân phường Hoà Cường Nam thông qua các tổ trưởng của phường.

Đà Nẵng sẵn sàng cho chương trình truyền thông về phân loại rác tại nguồn - Ảnh 3
 
Các porter được thiết kế bắt mắt, dễ hiểu với câu khẩu hiệu "Rác là tài nguyên” nổi bật được Công ty cổ phần Môi trường đô thị Đà Nẵng treo tại các điểm thu đổi rác tái chế, các xe thu gom CTRSH của công ty cùng với loa tuyên truyền được gắn trực tiếp trên các xe thu gom chất thải sẽ góp phần tác động trực tiếp tới nhận thức của người dân về phân loại và giá trị từ rác thải khi được phân loại đúng cách. 

Đà Nẵng sẵn sàng cho chương trình truyền thông về phân loại rác tại nguồn - Ảnh 4
 
Ngày 19/12 Công ty cổ phần Môi trường đô thị Đà Nẵng đã tổ chức đợt thu mua đầu tiên đối với rác thải nhựa, rác thải tái sử dụng và tái chế tại 469 Núi Thành, phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu. Rác sau phân loại sẽ cung cấp cho các đơn vị có cấp phép hoạt động chính quy để thực hiện tái chế. 

Bước sang năm 2022, bên cạnh việc duy trì chương trình phân loại rác với 3.000 hộ dân trên địa bàn phường Hòa Cường Nam, tùy thuộc vào diễn biến của dịch Covid-19, Công ty cổ phần Môi trường đô thị Đà Nẵng sẽ mở rộng tiếp việc phân loại rác tới 4.000 hộ dân trên địa bàn Phường Hòa Cường Bắc và 5 trường học (3 trường Mầm non, 2 trường Tiểu học), dự kiến sẽ bắt đầu tổ chức từ giữa tháng 1/2022 (nếu có đủ kinh phí hoạt động). 

Hà Thắm


Tags Đà Nẵng truyền thông phân loại rác tại nguồn Công ty cổ phần Môi trường đô thị Đà Nẵng

Các tin khác

Cùng với sự phát triển đi lên của kinh tế, xã hội ở Việt Nam, thì lượng CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình ngày càng tăng. Việc phân loại CTRSH tại nguồn sẽ giảm tải rất nhiều cho các công đoạn xử lý CTR về sau. TP Lào Cai đã thực hiện việc phân loại CTRSH từ năm 2016 và đạt hiệu quả rất cao, việc phân loại CTRSH giờ đây đã trở thành thói quen của người dân nơi đây. Nghiên cứu này nhằm đánh giá những kinh nghiệm trong việc thu gom, phân loại CTRSH trên địa bàn TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

Để lò đốt chất thải rắn sinh hoạt vận hành hiệu quả, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân thực hiện phân loại rác thải tại nguồn.

Xây dựng mô hình “Dân vận khéo” của các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh đã trở thành phong trào rộng khắp, có sức lan tỏa mạnh mẽ; góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, phong trào hành động cách mạng ở cơ sở.

Nam Sách là địa phương đi đầu, điển hình của Hải Dương trong thực hiện Đề án “Xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”, đặc biệt là hoạt động phân loại rác thải tại nguồn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự