Hà Nội: Nhìn lại 6 tháng triển khai dự án phân loại rác tại nguồn

  • Cập nhật: Thứ hai, 20/12/2021 | 12:00:00 AM

QLMT - Dự án “Quản lý, phân loại rác thải tại nguồn hướng tới nền kinh tế tuần hoàn trên địa bàn Thành phố Hà Nội” đã triển khai được 6 tháng với những kết quả tích cực, bên cạnh đó là những khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ trong thời gian sớm nhất.

Rác thải sẽ thành nguồn tài nguyên khi được tận dụng đúng cách

Xử lý chất thải ở Việt Nam đang là vấn đề nan giải so với yêu cầu thực tiễn. Sau nhiều nỗ lực tìm phương án phù hợp để xử lý chất thải, đến nay,  phương án chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt  (CTRSH)  vẫn chiếm tỷ trọng cao, khoảng 70% so với các biện pháp khác. Chính vì vậy, vấn đề cần xử lý trong thời gian tới là áp dụng chính sách nào và cơ chế gì để chất thải không còn là nỗi ám ảnh đối với chiếm dụng diện tích đất, gây ra nhiều hệ lụy cho môi trường và bức xúc xã hội.

Vấn đề thu gom, tái chế CTR nói chung, nhựa nói riêng đã được Chính phủ và các Bộ, ban ngành nêu ra từ rất lâu nhưng cho đến nay kết quả vẫn chưa đạt được như mong muốn. Tính bình quân hằng ngày vẫn có hàng chục ngàn tấn chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các đô thị lớn như Hà Nội được vận chuyển đến các khu chôn lấp. Điều nguy hại hơn là nguy cơ không còn chỗ chôn lấp rác thải đe dọa thường trực, các bãi rác quá tải dẫn tới việc không được kiểm soát sẽ gây ô nhiễm môi trường. Thành phố Hà Nội hy vọng vào các dự án đốt rác phát điện nhưng cho tới nay các dự án nhà máy đốt rác này vẫn đang gặp vướng mắc, chưa thể hoàn thiện theo đúng kế hoạch đã đề ra trước đó. 

Rác thải sẽ trở thành nguồn tài nguyên khi được phân loại, xử lý đúng cách. Ngược lại, rác sẽ gây ô nhiễm môi trường trong hiện tại và cả tương lai nếu tiếp tục được chôn lấp tự nhiên mà không được phân loại, xử lý đúng cách. Hơn nữa, rác sẽ là nguồn nguyên liệu đầu vào của ngành tái chế - một hướng đi tất yếu trong nền kinh tế tuần hoàn.

Hà Nội: Nhìn lại 6 tháng triển khai dự án phân loại rác tại nguồn - Ảnh 1

Kết quả sau 6 tháng triển khai dự án phân loại rác tại nguồn

Đó cũng là một trong những nội dung chính của Dự án "Quản lý, phân loại rác thải tại nguồn hướng tới nền kinh tế tuần hoàn trên địa bàn Thành phố Hà Nội” đang được triển khai dưới sự phối hợp của Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO)  cùng Liên minh tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam).

Dự án được triển khai nhằm chung tay nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của cộng đồng trong việc phân loại, tái sử dụng và tái chế rác thải nhằm thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn hướng đến phát triển bền vững, đồng thời xây dựng và triển khai kế hoạch truyền thông, từ đó thiết kế, tập huấn tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, hướng dẫn phương pháp phân loại rác tại nguồn, thay đổi thói quen, hành vi cho cộng đồng trong việc phân loại, xử lý chất thải tái chế. Cùng với đó sẽ nghiên cứu, đề xuất với các nhà hoạch định chính sách, quản lý nhằm tạo ra các cơ chế khuyến khích và điều kiện thị trường thuận lợi đối với chất thải tái chế. 

Qua 6 tháng triển khai dự án, tổng lượng rác tái chế thu gom tại 5 quận nội thanh: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa và Nam Từ Liêm đạt 1.260.931,3 tấn với 3 loại rác tái chế là nhựa, giấy và kim loại. Tỷ lệ rác tái chế được thu gom phân loại trung bình hàng tháng sau khi dự án triển khai là 203 tấn/tháng tăng 217% so với trung bình các tháng trước khi triển khai Dự án và đạt 48,6 % so với mục tiêu ban đầu đề ra.

Cụ thể đối với rác thải nhựa, mục tiêu của dự án đặt ra thu gom là 907 tấn, kết quả thực tế chỉ thu gom được là 344 tấn, tỷ lệ đạt được là 37,9%; đối với giấy thải mục tiêu đặt ra là 1,555 tấn, kết quả sau 6 tháng đạt chỉ thu gom được là 811 tấn, chiếm 52,2%; Kim đối với rác thải kim loại, mục tiêu thu gom đạt được là 130 tấn, kết quả sau 6 tháng thu gom được là 106 tấn, chiếm 81,5%. 

Đa dạng hóa hình thức truyền thông để nâng cao hiệu quả

Dự án khi đưa vào triển khai đã rất chú trọng tới việc truyền thông, một số hình thức truyền thông được đẩy mạnh như: tuyên truyền, tập huấn đến hộ gia đình, trường học, các điểm thu mua rác tái chế và trên các cơ quan truyền thông đại chúng của trung ương và địa phương. Đặc biệt, dự án đã đăng tải 20 bài báo và 15 tin bài trên các phương tiện thông tin đại chúng, cụ thể: Báo Hà Nội Mới, Báo Tài nguyên và Môi trường, Báo Kinh tế Đô thị, Đài truyền hình Hà Nội… và hơn 2.000 lượt tương tác và hơn 7.500 lượt người được tiếp cận về hoạt động của Dự án qua fanpage.

Dự án đồng thời đã lan toả nội dung, mô hình, ý nghĩa của chương trình tới cộng đồng thông qua các bài viết, phương tiện truyền thông trên các ấn phẩm của Tạp chí Môi trường và đô thị Việt Nam (Tạp chí in, điện tử, Chuyên trang Quản lý môi trường) và các cơ quan truyền thông đại chúng của Trung ương và địa phương.

Hà Nội: Nhìn lại 6 tháng triển khai dự án phân loại rác tại nguồn - Ảnh 2

Chương trình đang vấp phải nhiều khó khăn, thử thách

Bên cạnh những kết quả trong 6 tháng mà chương trình phân loại rác đã đạt được thì chương trình cũng đã và đang vấp phải những khó khăn, vướng mắc nhất định:

Thứ nhất, do UBND quận Đống Đa  chưa ban hành Kế hoạch triển khai chương trình phân loại rác, vì vậy, một số hạng mục triển khai nằm trong phụ lục đã ký kết giữa URENCO và PRO Việt Nam vẫn chưa thể thực hiện.

Thứ hai, khó khăn trong việc ban hành kế hoạch tổng thể trong giai đoạn 2021- 2025.Trong tiến độ triển khai thực hiện dự án được thể hiện tại phụ lục hợp đồng đã ký kết giữa hai bên có nêu: "Ban hành kế hoạch triển khai tổng thể của URENCO”. Vì vậy, URENCO cần sớm ban hành kế hoạch triển khai tổng thể thực hiện dự án của Công ty trong thời gian sớm nhất.

Thứ ba, ảnh hưởng khách quan do tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid - 19: Hiện nay, trên địa bàn quận Đống Đa có số ca nhiễm Covid -19 cao nhất trên địa bàn thành phố Hà Nội, vì vậy, UBND quận vẫn chưa đồng ý cho triển khai thực hiện trước 1 số hạng mục. Không tổ chức các điểm Greenday trên địa bàn 4 quận nội thành. Tuy nhiên, từ ngày 6/11/2021 bắt đầu triển khai 5 điểm Greenday trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

Hy vọng, trong thời gian sớm nhất, khi tình hình dịch bệnh Covid-19 dần ổn định, giữa hai đơn vị  URENCO và PRO Việt Nam sẽ có những biện pháp khắc phục những hạn chế đang gặp phải và chương trình phân loại rác tại nguồn sẽ  được triển khai với những tín hiệu và kết quả tích cực hơn. 

Thành phố Hà Nội đang gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề chôn lấp rác thải sinh hoạt, trong khi đó, rác thải thực sự là một nguồn tài nguyên cần được tận dụng để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Cho nên, việc tổ chức phân loại, thu gom, rác thải rắn tại nguồn không chỉ đem lại lợi ích kinh tế cho người dân mà còn góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp tái chế, nâng cao hiệu quả xử lý và phân loại rác thải, hướng tới nền kinh tế tuần hoàn.

Lam Vy

Tags phân loại rác tại nguồn Hà Nội kinh tế tuần hoàn chất thải rắn sinh hoạt URENCO PRO Việt Nam

Các tin khác

Cùng với sự phát triển đi lên của kinh tế, xã hội ở Việt Nam, thì lượng CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình ngày càng tăng. Việc phân loại CTRSH tại nguồn sẽ giảm tải rất nhiều cho các công đoạn xử lý CTR về sau. TP Lào Cai đã thực hiện việc phân loại CTRSH từ năm 2016 và đạt hiệu quả rất cao, việc phân loại CTRSH giờ đây đã trở thành thói quen của người dân nơi đây. Nghiên cứu này nhằm đánh giá những kinh nghiệm trong việc thu gom, phân loại CTRSH trên địa bàn TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

Để lò đốt chất thải rắn sinh hoạt vận hành hiệu quả, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân thực hiện phân loại rác thải tại nguồn.

Xây dựng mô hình “Dân vận khéo” của các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh đã trở thành phong trào rộng khắp, có sức lan tỏa mạnh mẽ; góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, phong trào hành động cách mạng ở cơ sở.

Nam Sách là địa phương đi đầu, điển hình của Hải Dương trong thực hiện Đề án “Xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”, đặc biệt là hoạt động phân loại rác thải tại nguồn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự