Đầu tư trong nước tại các khu chế xuất, công nghiệp TP.HCM tăng 53,94%

  • Cập nhật: Thứ hai, 4/1/2021 | 8:21:26 AM

QLMT - Tính đến tháng 12/2020, tổng vốn đầu tư thu hút vào các khu chế xuất, khu công nghiệp kể cả cấp mới và điều chỉnh đạt 747,67 triệu USD, đạt 149,53% kế hoạch năm, tăng 15,79% so với cùng kỳ năm 2019.


Doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư sản xuất vào Khu chế xuất Tân Thuận, TP Hồ Chí Minh. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)

Theo Ban Quản lý các khu Chế xuất và Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, tính đến tháng 12/2020, tổng vốn đầu tư thu hút kể cả cấp mới và điều chỉnh đạt 747,67 triệu USD, đạt 149,53% kế hoạch năm (tăng 15,79% so với cùng kỳ năm 2019).

Diện tích đất cho thuê đạt 120,73ha, tăng 7,3% so với năm 2019, diện tích nhà xưởng cho thuê đạt 92.641m2, tăng 18,54% so với năm 2019.

Về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tổng vốn đầu tư thu hút đạt 363,01 triệu USD, giảm 8,3% so với năm 2019, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 làm hạn chế đi lại của nhà đầu tư và suy giảm kinh tế thế giới nói chung.

Trong đó, có 30 dự án tăng vốn điều chỉnh 182,21 triệu USD (giảm 21,54% so với năm 2019); cấp mới 16 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 180,8 triệu USD (tăng 10,5% so với năm 2019) tập trung ở các quốc gia, vùng lãnh thổ như Hà Lan, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Mỹ, Thái Lan, Hongkong (Trung Quốc), Hàn Quốc…

Đại diện Ban Quản lý các khu Chế xuất và Công nghiệp thành phố cho biết, các ngành nghề thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài mới như dịch vụ chiếm tỷ trọng 87,5% với tổng vốn đầu tư trên 158,18 triệu USD; cơ khí chiếm tỷ trọng 4,34%, da giày (chiếm 4,31%), điện tử (chiếm 1,07%), nhựa-cao su (chiếm 028%); hóa chất (chiếm 0,21%), dệt may cùng các ngành nghề khác (chiếm tỷ 2,21%)... với tổng vốn đầu tư trên 22,61 triệu USD.

Về đầu tư trong nước, tổng vốn đầu tư thu hút trên 8.907 tỷ đồng (tương đương 384,67 triệu USD), tăng 53,94% so với năm 2019. Trong đó, có 65 dự án cấp mới với vốn đầu tư đăng ký hơn 7.221 tỷ đồng (tương đương 311,83 triệu USD), tăng 39,69% so với năm 2019; có 37 dự án tăng vốn điều chỉnh 1.686,61 tỷ đồng (tương đương 72,83 triệu USD), tăng gấp 2,73 lần so với năm 2019.

Xét về thu hút đầu tư các ngành nghề trọng điểm của thành phố, đại diện Ban Quản lý các khu Chế xuất và Công nghiệp thành phố cho biết, 4 ngành công nghiệp trọng yếu thu hút 39/81 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư 189,77 triệu USD, chiếm 39% tổng vốn đầu tư thu hút mới; trong đó, có 8 dự án FDI và 31 dự án đầu tư trong nước.

Các ngành công nghiệp hỗ trợ thu hút 36 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư 167,22 triệu USD, chiếm 34% tổng vốn đầu tư thu hút mới; trong đó, có 9 dự án FDI và 27 dự án trong nước.

Ngành công nghiệp hỗ trợ thuộc 4 ngành công nghiệp trọng yếu thu hút 29 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư 152,94 triệu USD, chiếm 31% tổng vốn đầu tư thu hút mới; trong đó có 7 dự án FDI và 22 dự án trong nước. Ngành dịch vụ phục vụ công nghiệp, có 29 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư 280,65 triệu USD, chiếm 57% tổng vốn đầu tư thu hút mới; trong đó có 4 dự án FDI và 25 dự án trong nước.

Cũng theo Ban Quản lý các khu Chế xuất và Công nghiệp thành phố, những dự án FDI thu hút vốn đầu tư lớn như: dự án của Công ty SG Logistics có vốn đầu tư 80 triệu USD, Công ty trách nhiệm hữu hạn Logos Việt Nam có vốn đầu tư 73,98 triệu USD, dự án điều chỉnh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Phân bón Hàn-Việt có vốn đầu tư tăng thêm 40 triệu USD.

Trong nước, những dự án có quy mô lớn như dự án của VNG Data Center có vốn đầu tư 950 tỷ đồng, dự án điều chỉnh của Công ty Dược phẩm Savi tăng vốn 640 tỷ đồng, Công ty Hiệp Phước Thành tăng vốn 600 tỷ đồng...

"Xu hướng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước hiện đang hướng đến lĩnh vực dịch vụ phục vụ công nghiệp như kho vận, logistics, nhà xưởng cao tầng, nhà xưởng 1 tầng. Dù trong giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng bởi COVID-19, nhưng các nhà đầu tư vẫn tiến hành thuê đất, triển khai xây dựng tạo quỹ kho, xưởng để sẵn sàng thu hút các nhà đầu tư trong những năm tới, nhất là khi dịch bệnh được kiểm soát,” đại diện Ban Quản lý các khu Chế xuất và Công nghiệp thành phố chia sẻ..../.


Theo Thanh Vũ (TTXVN/Vietnam+)

Tags đầu tư trong nước khu chế xuất công nghiệp Tp.HCM KCN

Các tin khác

Xanh hóa các khu công nghiệp (KCN) là yêu cầu cấp thiết nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xanh của khách hàng, đồng thời thực hiện cam kết của Việt Nam trong phát triển bền vững.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai vừa có kết quả quan trắc môi trường không khí lần 1/2024 tại 26 khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh.

Theo Báo Thanh tra, mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) tỉnh Thanh Hoá đã có Thông báo số 66/TB-STNMT về kết quả kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh đã phối hợp các cơ quan tại các huyện, thị xã tiến hành kiểm tra chất lượng nước thải sau hệ thống xử lý tập trung của các khu công nghiệp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự