Cầu mong sẽ không có ca F0 nào trong biển người đi chơi Trung thu ở Hà Nội

  • Cập nhật: Thứ tư, 22/9/2021 | 2:47:49 PM

QLMT - Có lẽ hôm nay và một vài tuần nữa, người Hà Nội vẫn hồi hộp cầu mong sẽ không có bất kỳ 1 ca F0 nào đi chơi tối Trung thu ngày hôm qua.

6 giờ ngày 21/9 là ngày đầu tiên Hà Nội chính thức kết thúc đợt giãn cách xã hội lần thứ 4 theo Chỉ thị 16, và bắt đầu áp dụng Chỉ thị 22 của Chủ tịch UBND Thành phố về việc điều chỉnh các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 tại Thủ đô, nhiều hoạt động dịch vụ được phép mở cửa, không kiểm soát giấy đi đường sau 60 ngày giãn cách. Ngay tối cùng ngày cũng là tối Trung Thu, lượng người xuống đường tăng đột biến, dòng người chen chân đổ dồn về hồ Gươm. Tuyến đường phố Huế - Hàng Bài hướng về hồ Gươm nhiều đoạn đã xảy ra tình trạng ùn ứ giao thông. Thậm chí nhiều người không đảm bảo quy định 5K theo khuyến cáo của Thành phố Hà Nội về phòng chống dịch Covid-19. 

Dòng người đổ về Hồ Gươm đi chơi Tết Trung thu, ngày 21-9-2021
Dòng người đổ về Hồ Gươm đi chơi Tết Trung thu, ngày 21-9-2021. Ảnh: ITN

Một Hà Nội tưng bừng chật người như trảy hội, đường phố xe cộ kìn kịt, già trẻ gái trai đủ mặt như một đám rước khổng lồ. Nhìn vào tình trạng ấy, chắc chắn ai cũng phải rùng mình lo sợ, thành quả trong những ngày cả thành phố căng mình chống dịch covid-19 trong suốt những ngày qua sẽ "đổ xuống sông xuống biển".

Trong một bài trả lời phỏng vấn báo chí sáng nay 22-9, PGS.TS Nguyễn Huy Nga - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng, ngành Y tế Hà Nội phải giám sát xem từ giờ đến đầu tháng 10 dịch có bùng phát hay không, nếu dịch bùng lên thì sẽ phải trả giá đắt.

Nói về nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, PGS.TS Nguyễn Huy Nga, cho rằng có thể do một bộ phận người dân chủ quan là đã tiêm vắc xin. Theo ông, đây là chuyện không nên lặp lại trong lúc Hà Nội mới mở cửa, chưa biết thế nào, trong khi còn nhiều người, trong đó có trẻ em chưa được tiêm vắc xin. "Hà Nội lẽ ra nên cho qua ngày Trung thu mới quyết định nới lỏng". Việc đông người chen chân trong đêm Trung thu đã không đúng khuyến cáo giữ khoảng cách, không thực hiện 5K, tập trung vào một chỗ đông người có nguy cơ lây lan dịch, dịch có thể bùng phát lên; còn nếu đi trên đường có khoảng cách thì không có nguy cơ lớn. 

PGS.TS Nguyễn Huy Nga cho rằng, ngành Y tế Hà Nội phải giám sát xem từ giờ đến đầu tháng 10 dịch có bùng phát hay không, nếu dịch bùng lên thì sẽ phải trả giá đắt. Ông khuyến cáo người dân phải thực hiện đúng 5K, ai có triệu chứng ho sốt, mệt mỏi thì phải đi xét nghiệm ngay hoặc tự mua test xét nghiệm. Chính quyền Hà Nội cũng phải có quản lý chặt chẽ việc thực hiện phòng chống dịch. 

Trước đó, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký ban hành Chỉ thị số 22 quyết định từ 6h ngày 21/9, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn TP theo nguyên tắc tại Chỉ thị số 15 của Thủ tướng Chính phủ và một số biện pháp cao hơn phù hợp với tình hình thực tế cho đến khi hoàn thành việc tiêm chủng mũi 2 cho toàn bộ người dân trong độ tuổi tiêm chủng và có thông báo mới của TP.

Hà Nội yêu cầu mọi cá nhân và các tổ chức tiếp tục nâng cao ý thức phòng, chống dịch, thực hiện nghiêm 5K cũng như các biện pháp bảo vệ cá nhân và cộng đồng. Tuyệt đối không được chủ quan trong khi TP dần nới lỏng các hoạt động để phục hồi sản xuất, kinh doanh.

TP đề nghị không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người tại các địa điểm công cộng…

Hà Nội đã trải qua một Trung thu đáng nhớ, vừa hân hoan vừa tưng bừng nhưng đầy lo lắng. Có lẽ hôm nay và một vài tuần nữa, người Hà Nội vẫn hồi hộp cầu mong sẽ không có bất kỳ 1 ca F0 nào đi chơi tối Trung thu ngày hôm qua.

Lâm Hà

Tags Trung thu Hà Nội biển người phòng chống dịch Covid-19 F0

Các tin khác

Trong bối cảnh nhu cầu thiết yếu của người dân về nước sạch, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) và các đơn vị cấp nước thành viên đã thống nhất thủ tục đăng ký, cắt chuyển định mức nước sinh hoạt theo số định danh cá nhân.

Một số vườn hoa - công viên được hoàn thành xây mới, cải tạo gần đây khiến cộng đồng có nhiều ý kiến tranh luận về chất lượng và hiệu quả sử dụng. Bài toán đặt ra lúc này chính là thiết lập các tiêu chí và chính sách để nâng cao hiệu quả xây mới, cải tạo hệ thống vườn hoa - công viên nội đô.

Sáng ngày 29/3, tại Kỳ họp thứ 15, HĐND TP. Hà Nội khóa XVI đã thông qua Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Các Sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã thuộc Thành phố Hà Nội sẽ phải thực hiện việc tự xác định chỉ số Chuyển đổi số (DTI) của mình trong năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự