Đầu tư đường, “rút ngắn” 2 Khu kinh tế Nam Phú Yên - Vân Phong

  • Cập nhật: Thứ sáu, 8/1/2021 | 10:30:56 AM

QLMT - Tỉnh Phú Yên dành hơn 1.400 tỷ đồng để làm đường nhằm rút ngắn khoảng cách giữa 2 khu kinh tế lớn ven biển, qua đó tăng kết nối vùng, phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là công nghiệp, du lịch và bất động sản.

Ông Trần Hữu Thế, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho biết, UBND tỉnh đang triển khai các thủ tục theo quy định để thực hiện nghị quyết HĐND tỉnh về chủ trương đầu tư dự án đường từ cảng biển Bãi Gốc (Khu kinh tế Nam Phú Yên) kết nối quốc lộ 1 đi Khu kinh tế Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa).

dau-tu-duong-rut-ngan-2 khu-kinh-te-Nam-Phu-Yen-va-Van-Phong
Khu vực phía Đông Nam tỉnh Phú Yên, nơi dự kiến sẽ là điểm đầu con đường nối cảng biển Bãi Gốc đi Vân Phong (Ảnh: Quyền Khanh)

Dự án nêu trên có chiều dài 7,7km, rộng 42m, có cầu vượt qua đường sắt, tổng mức đầu tư 1.407 tỷ đồng từ vốn ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh Phú Yên, do Ban quản lý Khu kinh tế Phú Yên làm chủ đầu tư. Con đường này sẽ nối cảng Bãi Gốc và cảng Vũng Rô lên Quốc lộ 1 thuộc địa phận thị xã Đông Hòa (Phú Yên), rút ngắn khoảng cách vào Khu kinh tế Vân Phong.

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Phú Yên, dự án được đầu tư nhằm mục tiêu phát triển các tuyến giao thông quan trọng nối liền Khu kinh tế Nam Phú Yên với Quốc lộ 1, từng bước hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ trong Khu kinh tế Nam Phú Yên, nối khu kinh tế này với các vùng và khu vực.

Dự án này còn hỗ trợ nhằm hình thành cụm cảng Vân Phong - Bãi Gốc, là một trong những cửa ngõ chính ra Biển Đông của vùng Tây nguyên; hoàn thiện hệ thống giao thông liên vùng Nam Phú Yên - Bắc Khánh Hòa, tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng, kết nối phát triển kinh tế - xã hội liên vùng.

Việc hình thành con đường này còn tạo ra quỹ đất để phát triển bất động sản ở khu vực cực nam tỉnh Phú Yên.


Theo Quyền Khanh/ Reatimes

Tags KCN BĐS du lịch Khu kinh tế Nam Phú Yên Khu kinh tế Vân Phong

Các tin khác

Bộ Công Thương khẩn trương triển khai các hoạt động nhằm sớm phổ biến Nghị định số 32 về cụm công nghiệp và thông tư hướng dẫn thực hiện.

Dự án Triển khai khu công nghiệp sinh thái (KCNST) tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCNST toàn cầu vừa được tổng kết. Các nỗ lực xây dựng, chuyển đổi theo mô hình này đã lan tỏa và sẽ tiếp tục được duy trì.

Tại Việt Nam, các khu công nghiệp (KCN) đã đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế, nhưng chưa đóng góp nhiều cho tăng trưởng xanh và bền vững bởi những tác động của nó đến môi trường sinh thái. Trước xu hướng phát triển bền vững và tăng trưởng xanh là xu thế bao trùm toàn thế giới và xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn trong nước, việc chuyển đổi và phát triển các KCN bền vững tại Việt Nam là một trong những giải pháp mang tính cấp thiết cần phải đặt lên hàng đầu.

Những năm qua, Hà Nội chú trọng quy hoạch, xây dựng cụm công nghiệp tại các làng nghề, từ đó góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Đặc biệt, các cụm công nghiệp còn giải quyết hiệu quả vấn đề ô nhiễm môi trường, tạo thêm nhiều việc làm và nguồn thu cho lao động nông thôn...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự