Long An: Lan toả chương trình "Đổi sách lấy cây", lan toả hạnh phúc

  • Cập nhật: Thứ tư, 31/5/2023 | 3:17:13 PM

QLMT - Tại Long An, chương trình Đổi sách lấy cây là chương trình ý nghĩa, nhiều người có cơ hội trao tặng những vật dụng cũ nhưng còn dùng tốt, để nhận về vô số niềm hạnh phúc.

Vào ngày thứ tư, thứ bảy và chủ nhật hàng tuần, tại Nhà văn hóa ấp Chợ, xã Phước Lợi, huyện Bến Lức (tỉnh Long An); tại trụ sở Câu lạc bộ (CLB) Cỏ Bốn Lá, xã Phước Lý, huyện Cần Giuộc và UBND xã Lộc Giang, huyện Đức Hòa đều có quầy nhận sách, đổi cây.

Quầy hoạt động cả ngày, luôn sẵn sàng tiếp nhận, phân loại các vật phẩm người dân mang đến và đổi lại bằng sen đá hoặc các vật dụng khác theo quy định.



Năm học 2022-2023 sắp kết thúc, rất nhiều người không biết làm gì với những bộ sách giáo khoa đã qua sử dụng ở gia đình. Thông qua các chương trình đổi, tặng sách, những quyển sách sẽ đến được tay người cần, giúp tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường.

Tại TP.Tân An, chương trình đổi SGK do CLB Thiện Tâm tổ chức đã bắt đầu nhận sách. Thư viện nhỏ bên cạnh quán cơm chay 5.000 đồng (phường 1) dần hoàn thiện. Ở đó, phụ huynh có thể mang tặng SGK cũ của gia đình và nhận miễn phí SGK lớp lớn hơn. Điều đó giúp nhiều gia đình tiết kiệm được một khoản chi phí vào dịp đầu năm học mới.

Chương trình Đổi sách lấy cây chính thức bắt đầu vào giữa tháng 5/2023.

 Để duy trì quầy đổi sách từ nay đến hết tháng 7/2023, Ban tổ chức đã huy động 20 tình nguyện viên gồm đoàn viên, thanh niên xã Phước Lợi, xã Long Hiệp và thị trấn Bến Lức. Tất cả các bạn được tập huấn về kỹ năng phân loại và đổi sản phẩm trước khi chương trình chính thức bắt đầu

Chiếc quầy nhỏ với nhiều vật phẩm dễ thương, thân thiện môi trường cùng các tình nguyện viên áo xanh thu hút sự chú ý của người dân trong khu vực. Nhiều người ghé lại quầy hỏi thêm thông tin về chương trình và hứa sẽ mang sách, tập, quần áo cũ ra để đổi vào lần sau. 

An Hạ 

Tags Long An Đổi sách lấy cây lan toả hạnh phúc

Các tin khác

Phụ nữ tại Hải Dương đang áp dụng một mô hình sáng tạo trong xử lý chất thải hữu cơ tại nhà, với việc sử dụng men vi sinh IMO (vi sinh vật bản địa). Đây có thể coi là phương pháp “lợi cả đôi đường”, nhiều ưu điểm, giá rẻ, dễ thực hiện. Song để có thể nhân rộng, cần sự ủng hộ mạnh mẽ từ các cấp, ngành và cộng đồng.

Sáng ngày 8/3, tại chợ nông thôn Vị Thanh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hậu Giang đã tổ chức Lễ ra mắt thực hiện mô hình "Phụ nữ xách giỏ đi chợ" nhằm vận động tuyên truyền bảo vệ môi trường và hạn chế sử dụng túi nilon.

Mô hình “Hố rác xanh” được xây dựng tại 10 hộ gia đình ở thôn An Mỹ. Hố được xây dựng bằng gạch, thể tích chứa 0,7 m3, phía trên có nắp đậy kín.

Vừa qua, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình Mô hình chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa năm 2024 tại chợ Quỳnh Đô, xã Vĩnh Quỳnh, nhằm tuyên truyền đến đoàn viên, thanh niên, người dân nâng cao ý thức, hạn chế sử dụng túi nilon, rác thải nhựa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục